Bệnh Thối Đen

Lan bị thối đen

Lan bị thối đen

Lan bị thối đen
– Bệnh thường gặp trên giống lan đa thân: Địa lan, Dendro, Vũ Nữ, Cattleya,…
– Khác với thối nhũn, bệnh thối đen không có mùi thối (chỉ chút mùi hơi tanh và ủng).

  • DẤU HIỆU CỦA BỆNH:

– Xuất hiện các đốm đen trên rễ hoặc giả hành, hoặc các sợi nấm trắng trên giả hành.
– Giả hành dần chuyển sang vàng nâu (như bị luộc chín), cuối cùng sang đen, gục ngọn, gây chết nhanh.
– Trường hợp, bệnh tấn công phần ngọn, dấu hiệu giống như trên và lan dần, gây chết cây.

Lan bị thối đen

Lan bị thối đen

lan bi thoi den 00 1

  • NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:

– Khi độ ẩm cao, nước đọng lá qua đêm, nhất là mùa mưa, không khí vừa nóng vừa ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm Phytophthora và Pythium phát triển – 2 loại nấm gây ra các bệnh về thối, loét, chết nhanh, chúng xâm nhập qua các vết côn trùng hút chích, các vị trí bị tổn thương trên lan hay giá thể đã quá mục, chưa thay tạo điều kiện nấm sinh sôi phát triển gây ra bệnh thối đen trên lan.
– Ngoài ra, tưới phân hàm lượng đạm cao trong mùa mưa cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Lan bị thối đen

 

  • CÁCH XỬ LÝ BỆNH:

– Cắt xéo (tránh cắt vuông góc) cách khoảng 3 cm giả phần giả hành bị bệnh, bôi keo liền sẹo (Mỹ Tiến hoặc Keo USA) vào vết cắt, để khô, sau đó phun thuốc trừ nấm bệnh (Aliette, Ridomil Gold hoặc Antracol), không bón phân tan chậm hoặc phân giàu đạm, ngưng tưới 2-3 ngày. Làm tương tự nếu bệnh tấn công phần ngọn lá.
– Cuối cùng, thay giá thể, trồng lại vào chậu mới.

  • LƯU Ý:
Xem thêm  Gỗ Lũa - Giá Thể Ghép Lan

– Khi cây có dấu hiệu lá nhăn nheo, giả hành teo tóp… hay kiểm tra lại gốc, rễ thay vì cho rằng cây bị thiếu nước, rồi quyết định tưới ẩm vô tình tạo điều kiện nấm phát triển mạnh hơn.
– Khi giả hạc có dấu hiệu bị gục hay vàng thân, gốc rễ vẫn bình thường, nhưng không được chủ quan cho rằng bị cháy nắng hay thối nhũn, có thể nấm đã tấn công vào phân giữa giả hành thay vì gốc rễ hay lá.

Lan bị thối đen

Lan bị thối đen

 

  • CÁC SẢN PHẨM THUỐC PHÒNG TRỪ BỆNH HIỆU QUẢ:

Aliette của Bayer, thuốc lưu dẫn 2 chiều, chữa bệnh pha 3g/ lít nước, phun phòng bệnh pha 2g/ lít nước.

Ridomil Gold với hoạt chất Metalaxyl tiêu diệt 2 loại nấm bệnh kể trên, pha 6-7g/ lít nước.

Antracol của Bayer, chứa hoạt chất Propineb ngăn chặn 2 loại nấm bệnh kể trên, pha 3g/ lít nước.

Agrifos 400 dùng rất tốt trong mùa mưa, phòng thối nhũn, thối đen hiệu quả, ngăn chặn sự hình thành  nấm Phytophthora, Pythium, vi khuẩn Erwinia, Veturia… cây dễ hấp thụ khi được phun, không sợ kháng thuốc, thích hợp dùng để phòng bệnh. Pha 3-4ml/ lít nước.

Lan bị thối đen

 

– Với trường hợp phun chữa trị bệnh, phun 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Phun phòng bệnh 2 tuần/ lần, phun vào buổi sáng  sớm tốt hơn chiều.
– Ngoài ra, mùa mưa cần tặng lượng Lân, Kali, Canxi giúp cây cứng cáp hơn.
– Lưu ý, nên thay đổi thuốc sau 2-3 lần sử dụng để tránh lờn kháng thuốc với nấm bệnh hại.

Xem thêm  Hình ảnh 12 loài hoa lan đẹp và phổ biến nhất tại Việt Nam

Xem thêm: Kinh nghiệm chơi lan
Fanpage: Lan Việt
Kênh Youtube: Lan Việt