Phi điệp kép là gì? Hướng dẫn phân loại Phi điệp kép 2022

Phi điệp kép là một trong những loài lan trong chi lan Hoàng thảo được người chơi lan khá ưa chuộng. Không giống với các loại lan khác Phi điệp kép là loại lan có thể dễ dàng ghép, trồng hơn. Theo dõi bài viết dưới đây của Tung tăng để tìm hiểu thêm về loại lan này nhé!

Phi điệp kép là gì?

Phi điệp kép hay còn được gọi là hoàng thảo đùi gà, hoàng thảo cẳng gà, thạch hộc, kim hoa thạch hộc, hoàng phi lạc,… là một loại lan trong chi lan Hoàng thảo. Phi điệp kép có tên khoa học là Dendrobium nobile Lindl.

Cây được trồng chủ yếu ở vùng Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây có mặt ở các tỉnh Ba Vì, Quảng Nam, Nghệ An, Lâm Đồng, Kom Tum, Đồng Nai,…

Phi điệp kép, phân loại phi điệp kép, cách trồng phi điệp kép

Đặc điểm của Phi điệp kép

Phi điệp kép, phân loại phi điệp kép, cách trồng phi điệp kép

Phi điệp kép là loài thực vật sống biểu sinh trên cây gỗ, vách đá. Thân cây có đường kính trung bình là 1,3cm, cao khoảng 30-60cm. Thân cây hơi dẹt, có rảnh dọc, thân cây thường có màu xanh nhưng khi khô có màu vàng rơm. Lá cây thường có chiều dài từ 6-12cm, rộng khoảng 1-3cm, thường mọc so le hai bên thân, dễ rơi rụng. Hoa của loại lan to, có đường kính khoảng 3-3,5cm và dài khoảng 4-4,5cm, khi nở thường xếp thành bó gồm 1-4 bông sát nách lá.

Hoa của Phi điệp kép thường có màu hồng tía ở đầu chót của cánh hoa nhưng khi vào phía giữa hoa thì chuyển sang màu trắng. Hoa của cây có mùi thơm thoảng nhẹ, dễ chịu và cây thường ra hoa vào cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 4. Hoa của Phi điệp kép thường có độ bền khoảng 20 ngày.

Xem thêm  Dendrobium formosum - Bạch Nhạn - Vườn Lan

Phân loại lan Phi điệp kép

Phi điệp kép có hai loại là Phi điệp kép dẹt và Phi điệp kép tròn

Phi điệp kép dẹt

Phi điệp kép, phân loại phi điệp kép, cách trồng phi điệp kép

Đặc điểm nhận dạng nổi bật của loài lan này đó thân cây cây của nó dẹt, gấp khúc zích zắc ở các đốt rất rõ trông khá giống với thân của hoàng thảo chuỗi ngọc, có màu vàng ánh. So với Phi điệp kép tròn thì Phi điệp kép dẹt có thân ngắn hơn, khoảng 25-40cm.

Lá của hai loại này không có sự khác biệt nhiều, có độ dài khoảng 7-10cm, đầu lá chia 2 thùy tròn, ở trên các thân tơ. Hoa có kích thước khoảng 4-6cm, hoa của Phi điệp kép dẹt nhỏ hơn Phi điệp kép tròn nhưng hoa lại rất nhiều, mỗi cành hoa có từ 2-4 hoa và thường có màu trắng, hồng là chủ yếu.

Phi điệp kép tròn

Phi điệp kép, phân loại phi điệp kép, cách trồng phi điệp kép

Phi điệp kép tròn có thân dài khoảng 30-60cm, nhưng cũng có một số ít cây dài đến 70-80cm, thân cây tròn, căng mập có màu xanh hoặc vàng bóng, có lớp bẹ lá xám trắng bảo phủ một phần. Thân già hơn thường có màu vàng hơn, bóng hơn, teo tóp lại nhưng các rãnh dọc thân rõ hơn thân tơ một chút. Lá của phi điệp kép tròn mọc đối xứng nhau.

Hoa của Phi điệp kép tròn không có 2 mắt nhỏ ở họng hoa như Phi điệp kép dẹt mà thường có màu tím hoặc đen bên trong vành môi. Hoa của Phi điệp kép tròn thường to, tròn và chùm hoa thường ít hoa hơn Phi điệp kép dẹt.

Xem thêm  10 Nguyên nhân lan hồ điệp bị vàng lá và cách khắc phục

Cách trồng và chăm sóc Phi điệp kép

Ánh sáng

Không giống với các loại lan khác trong chi Lan hoàng thảo, Phi điệp kép là loại lan cần và ưa ánh sáng, vì thế cần cung cấp ánh sáng cho cây từ khoảng 70-80%. Một số loài lan Phi điệp dẹt có khả năng chịu nắng lên đến 100%. Vì thế muốn cây phá triển tốt thì cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây. Tuy nhiên cũng cần chú ý tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời điều đó có thể dẫn đến tình trạng cháy lá.

Độ ẩm

So với các loại lan khác Phi điệp kép ít nhạy cảm với độ ẩm hơn, nhưng để cây phát triển tốt thì độ ẩm thích hợp cần cung cấp cho cây là từ 50-70%. Thỉnh thoảng bạn chỉ cần tưới một ít nước cho ướt cây.

Tưới nước

Đối với loại lan này cần tưới nước cho cấy 1-2 lần trên 1 tuần. Vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 cần tưới đủ nước cho cây vì đây là giai đoạn phát triển mạnh của cây. Khoảng cuối tháng 10 khi tốc độ tăng trưởng của cây chậm lại thì cần phải giảm lượng nước tưới cho cây để tránh tình trạng cây bị úng nước sản sinh ra keiki. Trong thời cây ra hoa bạn cần tưới ít nước để cây có những bông hoa chất lượng hơn. Khi tưới cây nên phun sương nhẹ vào gốc cây tránh tưới trực tiếp lên thân cây.

Xem thêm  Nhận biết & cách trồng chăm sóc lan Sóc ta - Đuôi chồn

Bón phân

Phi điệp kép, phân loại phi điệp kép, cách trồng phi điệp kép

Nếu sử dụng phân bón với nồng độ quá mạnh, Phi điệp kép sẽ có nguy cơ cháy rễ hoặc nhiễm độc dinh dưỡng, vì thế khi bón phân cho cây nên bón phân bón hòa tan trong nước, bón 1-2 lần trên tuần. Từ tháng 10 ngưng bón phân cho cây cho đến khi việc ra hoa kết thúc.

Vật liệu trồng

Phi điệp kép là loài thực vật sống biểu sinh nên thường được ghép trên các thân cây hoặc cục gỗ. Ngoài ra vẫn có thể trồng loại lan này trong chậu. Có thể sử dụng các loại chậu như chậu gỗ, chậu xơ dừa, chậu đất nung, chậu dớn,… để trồng Phi điệp kép.

Phòng trừ sâu bệnh

Phi điệp kép có khả năng chống chịu sâu bệnh và côn trùng rất tốt tuy nhiên để hạn chế tối đa vấn đề sâu bệnh nên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây mỗi tháng 1 lần.