Lan bị thán thư
Lan bị thán thư
- Bệnh thán thư hay còn gọi là bệnh đốm than, bệnh xuất hiện và gây hại cho lan chủ yếu vào mùa mưa (bộ phận bị gây hại nhiều nhất: lá, ngọn và chồi lan).
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH:
- Với những lá mỏng, bệnh xuất hiện ở đầu lá, mép lá xuất hiện mảng vàng nâu, khi bệnh trở nặng lá khô, vàng lá, rụng lá do bệnh gây ra sự mất nước.
- Một dấu hiệu khác của bệnh là trên lá xuất hiện đốm nâu vàng dần qua nâu đen tròn nhỏ, hoại tử và hơi lõm trũng xuống, chúng lan dần, xung quanh vết bệnh có quầng vàng.
- Mặt dưới lá xuất hiện bào tử nấm đen.
- Để lâu, bệnh nặng dần gây chết lan.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:
- Bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa mưa ( tháng 3 – tháng 10), bệnh có thể lây lan qua gió và nước.
- 2 tác nhân chính gây bệnh thán thư: nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens. Ánh sáng thấp, độ ẩm cao, độ thông thoáng kém, nắng mưa thất thường, lan thiếu chất ( đặc biết là lân)… những yếu tố trên góp phần cho nấm bệnh sinh sôi, phát triển mạnh.
CÁCH XỬ LÝ BỆNH:
- Để tránh bệnh lây lan, ta cắt bỏ, tiêu hủy những phần lá bị bệnh, bôi keo liền sẹo (Mỹ Tiến hoặc Keo USA)vào vết cắt, để khô, phun thuốc phòng trừ bệnh thán thư.
- Tách riêng cách ly chậu bị bệnh, sau khi cây cứng cáp có thể đưa trở lại dàn. Thời gian này hạn chế tưới nước hoặc tốt nhất cắt nước 1-2 ngày.
LƯU Ý:
- Trong mùa mưa, hạn chế tưới chiều tối, chủ động che vườn bằng nilon giúp hạn chế nước mưa, nhưng vẫn đảm bảo đủ sáng, đủ thông thoáng cho dàn lan.
- Bổ sung Lân (Siêu Lân Kina ; Siêu Lân Hà Lan) giúp lan cứng cáp hơn trong mùa mưa.
THUỐC PHÒNG TRỪ BỆNH:
- Đầu tiên là Vicarben với hoạt chất Carbendazim đặc trị bệnh thán thư gây vàng lá, rụng lá, thuốc có thể phun lên nụ và hoa mà không sợ bị hại. Pha 1-2ml/ lít nước.
- Topsin với hoạt chất Thiophanate Methyl 70%, pha 0,8g/ lít nước.
- Daconil với hoạt chất Chlorothalonil 75%, pha 1,5g/ lít nước.
- Kamsu với hoạt chất Kasugamycin, pha 2ml/ lít nước.
- Coc85 gốc đồng, pha 2,5g/ lít nước.
- Ridomil Gold với hoạt chất Mancozeb trị bệnh thán thư hiệu quả, pha 6-7g/ lít nước.
- Nếu bệnh nặng phun lại lần 2 sau 7 ngày. Phun phòng định kỳ 2 tuần/ lần mùa mưa, 3-4 tuần/ mùa khô. Phun vào buổi sáng tốt hơn chiều.