Thay chậu cho Lan. Thường thì lâu nay mọi người hay chia sẻ thời gian thay chậu cho Lan vào cuối đông, đầu xuân. Giai đoạn lan thân thòng thắt ngọn, dừng phát triển, xuống lá. Nghĩa là khi đó không gây suy yếu cây và không ảnh hưởng đến mùa hoa, mùa mầm sang năm.
Quả thực cũng có cái lý và những dạng bài chia sẻ dạng như thay chậu cho Lan, thay giá thể cho Lan như vậy hay có trên kho dữ liệu của bác Google. Vì vậy những anh em mới chơi lan hay xem và áp dụng. Tuy nhiên, quá trình trồng lan với môi trường tiểu khí hậu nhà mình thì những trải nghiệm thực tế nó mới chuẩn và phù hợp nhất. Mọi người cùng mình thảo luận về các trường hợp cần thay chậu và cách thay chậu mình trình bày sau đây nhé
1. Xác định thời điểm cần thay chậu cho Lan
Thay chậu cho Lan mình có thể thay bất cứ khi nào nếu cảm thấy cần phải thay. Có những trường hợp cần phải thay giá thể ngay và luôn. Với cách đầu tư chất trồng chuẩn như vỏ thông, đá bọt, mùn dừa, dớn mềm… Khi có hiện tượng chỉ việc xả nhẹ nước rồi cắt tỉa rễ hư và ghép lại. Vậy thì khi nào nên thay chậu cho Lan?
a. Thay chậu cho Lan khi nhiều rễ cây mọc đâm ra ngoài chậu.
Nếu bạn nhìn thấy rễ cây có nhiều sợi thò ra khỏi chậu, lúc này rễ lan của bạn cần nhiều không gian hơn để phát triển, và đã đến lúc bạn cần thay chậu lớn hơn cho nó.
b. Thay chậu cho Lan khi thấy thân lan héo rũ.
Lúc này ta cần kiểm tra xem, có thể bộ rễ của Lan đã hỏng. (khô rễ, thối rễ, úng rễ, có mùi thối, có nấm bệnh…). Trong rường hợp này ta phải gỡ lan ra ngay để xử lý.
c. Thay chậu cho Lan khi bộ rễ có vấn đề
Thay chậu cho Lan khi bề mặt chậu có rễ mới vươn bám nhưng bên dưới thấy cuống gốc rễ cũ phồng to, có màu nâu, thâm… Với hiện trạng này cũng gỡ ra thay giá thể luôn. Cần lưu ý xử lý khéo tay, cố gắng giữ gìn rễ mới. Tránh va chạm đầu rễ tốt nhất có thể. Gỡ ra, lấy vòi nước xả nhẹ để sạch phần gốc. Dùng kéo tìm cắt cụt rễ cũ, cắt hết có thể. Để ráo khô kiệt thì chấm thuốc sát khuẩn, phòng trị nấm, vi khuẩn như tổ hợp Antracol + Staner và tiến hành ghép giá thể mới
Thay chậu cho Lan khi thấy rễ hỏng do dùng phân không chuẩn, không phù hợp hoặc quá liều. Khi nhìn vào thấy đầu rễ sun không có vòi, màu áo rễ chuyển màu, rễ thối đứt đoạn. Lúc này cần khắc phục bằng cách bỏ hết phân ra, xả thật nhiều nước, có thể ngâm ngập gốc vào nước qua đêm, theo dõi sự hồi phục của rễ, nếu quá 1 tuần mà không xuất hiện đầu rễ mới thì nên gỡ lan ra xử lý như phần b
d. Thay chậu cho Lan khi nhận thấy cây bị bệnh
Khi thấy gốc lan bị vàng ủng, lá vàng: Gỡ ngay và luôn, xả nước để nhận diện cho rõ phần gốc. Dùng dao mổ “15k/chiếc”, chích những thân bị vàng rời khỏi gốc mẹ. Xử lý bằng tổ hợp thuốc trên hoặc cồn 70 độ, physan sát khuẩn. Nếu cả bộ gốc vàng hết thì cắt rời những thân lan chưa bị vàng ủng để còn có cơ hội nhân ki
Khi những giò lan, thân lan với điều kiện môi trường sống khá tốt, mà cây không mập, không vượng lá thì cũng thay giá thể. Lúc này bộ rễ vẫn sống nhưng vì chất trồng, giá thể không phù hợp, có tạp chất hoặc chất hóa sinh học như chất dầu trong gỗ, muối trong than hoa…tác dụng không tốt cho đầu rễ lan, đầu rễ ko mỡ màng, rễ sun phát triển lồi lõm. Rễ không dài mà chỉ hé mở mỗi tí thì xác định giá thể hoặc tưới phân thuốc ko phù hợp, cũng có thể mùa hanh khô mùa hè than hoa hút ngược ẩm của rễ cũng gây hiện tượng như vậy dù sáng tưới chiều tưới, hãy liên tưởng mùa hanh khô phơi cái chăn chiên ướt tiếng đồng hồ còn khô ran nữa là.
2. Những lưu ý trước khi thay chậu cho Lan
a. Lưu ý khi chuyển cây từ gỗ lũa, bảng dớn vào chậu
– Với lũa, bảng dớn thì khi thay chậu cho Lan phải chấp nhận bị chột gốc. Vì bộ rễ nào còn bám chặt thì sẽ bị đứt, cái này hên xui. Với cây lan Khi trồng bằng chậu mà bị thì bóc tách thì nhàn hơn, giữ gốc rễ tốt hơn. Với cách thay giá thể phải cắt cụt rễ thì dù có đúng mùa hay không nó cũng vậy. Ít nhiều sẽ chột vì sang năm cây mầm nảy mới có rễ mới, bầu sữa thân mẹ ít nhiều bị san sẻ. Cây mầm lên khỏe thì thân mẹ tóp, nhăn và khỏi hoa. Vì vậy có thể thay giá thể bất cứ khi nào, nếu bộ gốc rễ có vấn đề và gây nguy hại đến thân lan.
b. lưu ý khi dùng phân thuốc
Thay chậu cho Lan khi có những những nguyên nhân khách quan như: dùng phân thuốc không đúng, quá liều. mọi người lưu ý nên bón phân tan chậm loại có nguồn gốc chuẩn bởi tan chậm không gây hỏng, xót rễ. Với phân hữu cơ như phân dê, trâu bò thì cần tìm hiểu khí hậu vùng miền. Có vườn dùng tốt, vườn không, nhất là vườn nhà phố xứ bắc đặt gói phân to trên bộ gốc rễ, nắng chiếu trực tiếp gây biến chất gặp mưa axit mùa hè thì đẹp, không xót không cháy rễ mới tài. Phân hữu cơ tốt khi dùng ủ, ngập sâu, tránh nắng. Nếu không hãy áp dụng công thức “để rễ đi tìm phân chứ đừng để phân trên gốc rễ”.
Tóm lại, mọi sự phát triển của lan phần lớn phụ thuộc vào phần gốc rễ, đừng vì ngại làm, ngại thay giá thể, sợ ảnh hưởng đến cây mà để những rễ hỏng làm hại cả giò lan. VÌ MỘT GIÒ LAN ĐẸP, HÃY LOẠI BỎ NHỮNG RỄ HƯ, MỘT NGÀY NÀO ĐÓ NHỮNG RỄ ĐÓ DẪN NGUỒN BỆNH LÊN GỐC LAN. HÃY MẠNH DẠN CẮT BỎ, BỞI CHÚNG VÔ TÁC DỤNG, Ở LẠI CHỈ GÂY HẠI….
3. Cách thay chậu cho lan
a. Chọn giá thể để thay chậu cho Lan
Giá thể nên dùng: vỏ thông, sỏi nhẹ, đá nhẹ hoặc đá bọt núi lửa, đá thấm thủy. Không có thì lót xốp cũng được. Chất trồng chủ yếu làm nhiệm vụ độn chậu và hút ẩm. Những loại này sạch sẽ ít chứa mầm bệnh, côn trùng trú ngụ. Cái hiệu quả rõ nét là chúng hút thấm nước dư thừa từ mặt dớn, rêu. Hàng này chủ yếu hàng nhập, giá hợp lý. Chúng có bán ở tất cả các nơi. Sẵn có, dễ mua, dễ dùng, bền vĩnh cửu, tính ra rẻ hơn gỗ lũa nhiều
Dớn trắng, rêu mềm: giá thể hay dùng cho lan công nghiệp, lan cấy mô, lan hồ điệp.Dớn đã được làm sạch bằng công nghệ nên rất đảm bảo. Loại này mềm, dễ sử dụng, không mủn, giữ ẩm mà lại không ướt. Trước khi làm bỏ rêu vào xô, chậu nước xé tơi để làm mềm. Cẩn thận 1 chút thì dùng thuốc phòng chống nấm, vi khuẩn. Cho thuốc ào xô nước ngâm dớn trước khi dùng. Thường thì mình cho antracol và staner để phòng bệnh về nấm, vi khuẩn
b. Xác định loại chậu cần dùng thể thay chậu cho Lan
Ở đây mình thường dùng chậu nhựa nan thưa. Ưu điểm thoát nước nhanh. Dớn bên trên bề mặt giữ ẩm nhưng không ướt. Vì nan thưa có gió lùa gốc nên bộ rễ lan sẽ phát triển hơn là chậu kín bí gió. Chậu nhựa nan thưa không chứa cặn phân thuốc, muối cặn nguồn nước . Ưu điểm nữa là mình sẽ quan sát được bộ gốc rễ để sớm phát hiện những mầm bệnh. Một lợi thế nữa là chậu nhựa treo cao va đập do gió sẽ không bị vỡ. Nhỡ có rơi thì không gây nguy hiểm bên dưới. Bão gió nhấc chậu đặt nền nhà nhanh gọn
c. Tiến hành thay chậu cho Lan
Sau khi đã xác định được giò lan cần thay chậu và chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Chúng ta tiến hành thay chậu cho cây lan của mình. Ở đây mình dùng đá, vỏ thông, xốp, và dớn làm chất trồng. Mỗi người có 1 cách trồng và thay chậu riêng không ai giống ai, mình cũng trồng lan bằng nhiều giá thể khác nhau. Sau đây là 1 trong những cách thay chậu cho lan mọi người xem tham khảo nhé
Nguyễn Ngọc Sơn