Cây dừa cạn là một loài thảo mộc rất phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ thế từ xưa cây dừa cạn đã được biết đến như một loại thảo mộc để làm thuốc . Vậy cây dừa cạn có tác dụng gì. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu nhé!
1Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong cây dừa cạn chứa các chất alkaloid có tác dụng kích thích cơ thể bài tiết ra nhiều insulin, loại hóc-môn có tác dụng trong việc duy trì ổn định đường huyết. Nhờ tác dụng này mà cây dừa cạn được sử dụng cho việc điều trị bệnh tiểu đường. Các alkaloid này được chiết suất phần lớn từ rễ, thân và lá của cây dừa cạn.
2Hỗ trợ điều trị tiểu tiện khó
Trong Đông Y, cây dừa cạn được sử dụng làm bài thuốc giúp lợi tiểu, giảm tình trạng khó tiểu tiện. Bài thuốc dân gian từ cây dừa cạn, các bạn có thể tham khảo.
- Nguyên liệu: Hạ khô thảo, bông dừa cạn, cam thảo đất, thổ linh và nam tục đoạn mỗi vị 16g, chi tử và bạch linh mỗi vị 10g, kinh giới 12g.
- Các thực hiện: Đem sắc 3 lần và dùng uống 3 lần. Ngày sử dụng 1 thang cho đến khi khỏi.
Dừa cạn hỗ trợ điều trị khó tiểu
3Hỗ trợ điều trị Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng ngoài da do virus Varicella-zoster gây ra. Khi tiếp xúc với virus Varicella-zoster thì sẽ khởi phát bệnh thủy đậu. Sau đó virus này có thể nằm yên rất lâu trong hạch thần kinh của cơ thể người bệnh. Gặp điều kiện thuận lợi virus sẽ hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona thần kinh.
Cây dừa cạn có tính mát đồng thời còn có khả năng giảm đau sẽ giúp hạn chế được các cơn đau bỏng rát ở các vùng nổi mụn nước của zona thần kinh.
4Chữa mất ngủ
Hợp chất Vinca Alkaloids được chiết xuất từ lá cây dừa cạn có khả năng an thần, giúp ngủ ngon. Khả năng trị mất ngủ của cây dừa cạn cũng được thể hiện qua các bài thuốc trị mất ngủ trong Đông y.
5Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Chất Vincamine chiết xuất từ cây dừa cạn có tác dụng làm giãn các mạch máu đồng thời ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Các tác dụng này giúp hạn chế được tình trạng cao huyết áp.
Dừa cạn hỗ trợ điều trị huyết áp cao
6Điều trị khí hư ở nữ giới
Khí hư là dịch tiết ở vùng âm đạo của nữ giới, bắt đầu có từ độ tuổi dậy thì đến thời kỳ mãn kinh. Khí hư bình thường giống như lòng trắng trứng, còn khí hư bệnh lý đặc như bã đậu, màu trắng xanh, ra nhiều.
Trong dân gian, cây dừa cạn thường được người dân sử dụng để điều trị khí hư bệnh lý.
Bài thuốc trong dân gian giúp điều trị khí hư ở nữ giới như sau.
- Nguyên liệu: Lá bạc sau, rễ cây bạch đồng từ, cây chó đẻ, biển đậu và đan sâm mỗi vị 16g, cây hoa dừa cạn 12g.
- Các thực hiện: Dùng các dược liệu sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Dừa cạn hỗ trợ điều trị khí hư ở nữ giới
7Hỗ trợ điều trị bệnh máu trắng
Trong cây dừa cạn có thể chiết xuất được chất có tên là alkaloid vincristine, chất này có khả năng ức chế tế bào hoặc sự phân bào. Cho nên chúng hạn chế được việc hình thành bạch cầu thừa ở bệnh nhân ung thư máu.
Dừa cạn hỗ trợ điều trị bệnh máu trắng
8Chữa bỏng nhẹ
Theo các bài thuốc trong dân gian, cây dừa cạn có tác dụng làm mát da, dịu da. Dùng lá cây dừa cạn giã nát, đắp lên vết bỏng nhẹ sẽ giúp giảm đau, chống bội nhiễm.
Tuy nhiên không thực hiện đối với các vết bỏng nặng hay bỏng diện rộng trên da.
Cây dừa cạn có công dụng chữa bỏng nhẹ
9Hỗ trợ điều trị U xơ tuyến tiền liệt
U xơ tiền liệt tuyến là sự gia tăng bất thường về kích thước tuyến do các tế bào tăng sinh mạnh, tuy nhiên đây là sự tăng sản lành tính ở tuyến tiền liệt.
Chất alkaloid vincristine trong cây dừa cạn có khả năng ức chế tế bào và sự phân bào từ đó hạn chế sự quá sản ở các tế bào trong tiền liệt tuyến.
10Lưu ý khi dùng cây dừa cạn chữa bệnh
Dừa cạn có chứa dược tính mạnh, vì vậy bạn không nên tùy tiện sử dụng bài thuốc uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Đối tượng không nên dùng
Không nên dùng dừa cạn cho người có huyết áp thấp, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.
Một số phản ứng phụ
phản ứng bất lợi như táo bón, viêm miệng, nôn mửa, buồn nôn, viêm thần kinh, giảm số lượng bạch cầu, rụng tóc, chán ăn, tắc ruột,… Các hoạt chất trong dừa cạn như vinblastine và vincristine có tác dụng chống ung thư.
Tuy nhiên sử dụng tùy tiện có thể gây ngộ độc và tử vong. Dùng dược liệu ở liều quá cao có thể gây mù và tử vong. Do đó không nên dùng quá 50g/ngày.
Xem thêm:
- Kim tiền thảo là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
- Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng Cốt toái bổ
- 8 tác dụng của thuốc xuyên tâm liên đối với sức khỏe