Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh úng rễ lá trên cây kim tiền

Video Cây kim tiền bị héo thân

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh úng rễ lá trên cây kim tiền

Trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số bệnh thường gặp trên cây kim tiền như bệnh vàng lá héo lá thối thân cùng nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Trịệu chứng của cây kim tiền bị bệnh

Cây có biểu hiện bị trắng bệch dần, nếu có mần non trồi lên thì khá bé ẻo lả không có sức sống, lâu dần cây sẽ bị héo rũ và chết.

Nguyên nhân: có rất nhiều nguyên nhân khiến cây kim tiền gặp tình trạng này trong đó có 03 nguyên nhân chính sau đây.

Úng rễ lá do thiếu ánh sáng

Cách khắc phục: trước tiên ta phải bắt bỏ những nhánh thối này sau đó di chuyển chậu cây kim tiền ra nơi có ánh sáng vừa đủ đó là nơi có ánh sáng chiếu vừa phải cần tránh ánh sáng trực tiếp đó có thể là ban công sân vườn dưới tán lá lớn. Thời gian từ 1 – 2 tuần để cây trao đổi chất tốt và phát triển bình thường đến khi lá có màu xanh đậm thì lại cho vào nhà 2- 3 ngày sau đó lại đưa ra nắng, thực hiện quy trình này 2 – 3 lần rồi thôi.

Với cây kim tiền mới mua về mà bạn dự định đặt ở vị trí thiếu sáng thì bạn nên làm theo cách sau để đảm bảo cây thích nghi tốt với môi trường sống mới với điều kiện ánh sáng nhiệt độ khắc nhiệt.

Xem thêm  Top 15 các loại cây thân gỗ trồng được trong nhà, quán cafe, resort

Hãy đặt cây kim tiền vào nhà khoảng 3 – 4 ngày sau đó cho ra ngoài nơi có ánh sáng tốt khoảng 2 – 3 ngày để cây quang hợp sau đó lại tiếp tục đặt cây vào vị trí cũ. Chúng ta thực hiện chu kỳ này từ 2 – 3 lần thì cây sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn.

Úng rễ lá do nước

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh úng rễ lá trên cây kim tiền

Với cây kim tiền đặt trong nhà, văn phòng làm việc thì mọi người thường bỏ cây quá lâu trong văn phòng khiến cây bị thiếu ánh sáng dẫn tới các bệnh nêu trên. Vì thế cứ 2 hoặc 3 ngày hãy đưa cây ra ban công hoặc gần cửa sổ để cây có thể quang hợp giúp cây sống tốt hơn.

Đối với những cây bệnh nặng hơn lá bị héo úa và có dấu hiệu bị thối thân trước khi chăm sóc ta nên quan sát cây và độ ẩm gốc. Dùng ngón tay chọc 2/3 và cảm nhận độ ẩm của nó xem đất có bị khô quá hay ẩm quá không.

Sau đó mới tiến hành xử lý như sau:

Độ ẩm vừa đủ, cây phát triển bình thường: mỗi tuần tưới nước 1 lần là đủ tùy vào kích thước chậu mà tưới cho hợp lý. Sau khi tưới tiến hành vệ sinh lá cũng rất quan trọng giúp nó quang hợp tốt hơn trong môi trường thiếu sáng giúp cho môi trường làm việc sạch sẽ.

Trường hợp đất quá khô, thân bị héo: bạn dùng bình xịt phun lên toàn bộ lá của cây và tưới ½ bình thực hiện 2 lần trong 1 tuần đầu. Cách xịt nước lên lá sẽ làm cây hồi phục, hấp thu nước nhanh hơn trong trường hợp cây thiếu nước.

Xem thêm  Cây trầu bà: Loài cây cảnh “hút sạch” chất độc hại trong nhà

Đất có độ ẩm lớn, gốc cây bị thối: dừng ngay việc tưới nước cho cây, sau đó chuyển cây ra vị trí có ánh sáng thích hợp nơi thông thoáng có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tiếp theo cắt tỉa loại bỏ các nhánh và lá bị thối, kiểm tra đáy chậu đảm bảo thoát nước cho cây. Ngưng tưới nước hai tuần và theo dõi độ ẩm của đất nếu vẫn ẩm thì không cần tưới nữa.

Úng rễ lá do thiếu phân bón

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh úng rễ lá trên cây kim tiền

Với cây kim tiền nói riêng và tất cả cây văn phòng nói chung nếu xảy ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thì đều xảy ra tình trạng vàng lá, cây thiếu sức sống trở nên cằn cỗi và chết dần. Để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng thì bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Đối với cây kim tiền từ 1 – 2 tháng ta nên bón phân cho cây một lần. Nên mua đúng chủng loại phân bón cho cây cảnh. Không nên bón với số lượng nhiều mà nên bón dày lại số lần và phải cách gốc 5 – 10 cm. Bài viết được thực hiện bởi Vườn Cây Việt chuyên cung cấp cây cảnh phong thủy, cây cảnh trưng tết, cây cảnh để bàn…

Keyword: Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh úng rễ lá trên cây kim tiền

Bài viết được quan tâm:

  • Trồng cây kim tiền mang lại ý nghĩa gì?
  • Những bệnh thường gặp ở cây Kim Tiền và cách khắc phục
  • Hướng dẫn cách khắc phục những bệnh thường gặp của cây Kim Ngân
  • Cây Kim Ngân để bàn và ý nghĩa của chúng
  • 8 loại cây thủy sinh dễ trồng cho văn phòng làm việc
Xem thêm  Đặc điểm, thành phần hóa học và công dụng của cây cúc tần