Cây phi lao | Đặc điểm cây phi lao
Cây phi lao thường được trồng làm vành đai phòng hộ, còn được xem là cây công trình đưa vào cảnh quan, trang trí công trình đường phố, khu dân cư, công trình dân dụng, công viên, nhà ở… Một số nghệ nhân còn đưa nó vào danh sách những loại cây bonsai, tạo hình cây trồng khá đẹp mắt.
Cây phi lao hay còn có tên gọi là cây tùng dương, cây dương liễu, có tên khoa học là Casuarina equisetifolia, thuộc họ thực vật Casuarinaceae (họ Phi Lao), chiều cao khoảng tầm 3 – 5m, xuất xứ từ châu Úc.
Đặc điểm hình thái của cây phi lao:
– Đây là cây thân gỗ, cao từ 10 – 15m, có lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt, bên phần trong có màu nâu hồng.
– Cây có cành nhỏ, có đốt, lá tiêu biến thành vảy nhỏ, thường có màu xanh sậm, vào mùa thu thì chuyển sang màu đỏ, có loại cây đột biến thì sẽ xuất hiện lá màu trắng
– Hoa đơn tính gốc, cụm hoa đực mọc vòng, tập trung ở đầu cành, lúc hoa nở thì nhị có màu vàng nâu, nhìn trông giống như cây bị cháy. Hoa cái mọc thành cụm ở giữa ôm sát thân, khi nở hoa tua tủa có màu nâu đỏ thắm trong rất đẹp mắt.
– Qủa thuộc dạng quả kép, khi chín sẽ hóa gỗ, tự phóng thích ra ngoài. Hạt có khả năng tái sinh cao, sống rất khỏe, thích nghi với những vùng đồi cát ven biển.
Đặc điểm sinh lý của cây:
Cây phi lao có khả năng sinh trưởng rất nhanh, thích ứng với môi trường sống khô hạn, nắng nóng, ven biển, trong thời gian đầu mới trồng thì cây cần được cung cấp nước đầy đủ, nhưng khi cây đã phát triển và sống tốt nhờ bộ rễ ăn sâu và bám chắc dưới đất thì không cần bổ sung nhiều nữa.
Kỹ thuật nhân giống cây phi lao:
– Thu hạt từ những cây trên 10 tuổi, quả chín khi chuyển từ xanh sang vàng nhạt, một số mứt quả mở ra để tung hạt ra ngoài, mang quả về vun thành đống, ủ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, mỗi ngày đảo một lần.
– Khi quả chín phơi 3 – 5 nắng nhẹ để tách hạt, hong khô, giữ ở nhiệt ộ 5 – 10 độ C, hạt có thể duy trì khả năng nảy mầm đến 1 – 2 năm.
Trước khi gieo ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần, sau 10 – 12 giờ vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải. Khi hạt nứt nanh đem gieo vào khay cát, sau 8 – 10 ngyaf, khi cây mầm cao 2 – 3cm thì nhổ lên cấy vào bầu.
– Khi ươm trong vườn phải tưới đều, trong 3 tháng đầu ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới tầm 4 – 5 lít/m2, cây phát triển yếu, lá vàng thì dùng đạm và lân để bón bổ sung. Cây cần được che bóng, độ tàn che thích hợp là 25% ánh sáng tự nhiên.
– Cây xuất vườn phải đạt 7 – 8 tháng tuổi, có chiều cao 1 – 1,2m, đường kính cổ rễ trên 1cm.
– Ngoài phương pháp trồng từ hạt, có thể tạo cây con bằng cành theo phương thức nhân vô tính.
Công dụng của cây phi lao:
– Vỏ phi lao có chưa tanin. thường đạt khoảng 11 – 18% trong lượng vỏ. Tanin thường được dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá.
– Phi lao có thân gỗ cứng, nặng, màu nâu nhạt với các vòng năm rõ, tỷ trọng 0.978, cây dễ bị mối mọt, thường dùng trong xây dừng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, làm cột điện và làm củi. Đây là loại củi tốt nhất trong các loại cây, ngay cả khi tươi củi cũng vẫn cháy tốt. Cành, lá phi laoo rụng dưới rừng là nguồn củi đun chủ yếu của người dân nhiều vùng ven biến.
– Lá cây có nhiều cellulose nên dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò.
– Đây cũng là loại cây chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung, gần ffaay một số dự án trồng phi lao ven biến để làm nguyên liệu giấy và ván dăm đã được tiến hành thử nghiệm ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
– Phi lao còn được dùng làm thuốc, rễ cây dùng làm thuốc chữa ỉa chảy và lỵ.
– Các cành và thân phi lao chịu cắt uốn tốt nên nó cũng được sử dụng làm cây cảnh, cây bóng mát và cây bonsai