Trong giới cây cảnh không ai là không biết đến cây Lan Ý. Đây là cây cảnh có màu sắc trắng muốt và mang lại nhiều ý nghĩa đặt biệt đối với người trồng cây. Bài viết sau đây, Smart Garden sẽ giới thiệu đến bạn về loại hoa Lan Ý và giải thích tại sao hoa Lan Ý chuyển màu xanh.
Đặc điểm của hoa lan ý
Cây Lan Ý là loại cây mọc thành bụi và có chiều cao trong khoảng từ 40cm đến 1m. Đặc điểm của cây có cuốn là từ gốc, mảnh và nhỏ nhưng vươn cao và có màu xanh đậm. Lá của cây Lan Ý thuôn gọn có hình bầu dục, bề mặt hơi nổi gân và mũi mác.
Lan Ý có màu xanh đậm và bóng mượt, cuống lá dài và có màu trắng hoặc màu xanh. Đầu cuống chứa một bông hoa có màu trắng dài. Bao bọc ở bên ngoài hoa chính là lá bắc của hoa, ôm vào hoa có hình dạng như một vỏ sò có màu trắng hoặc màu xanh.
Đặc điểm của loài hoa này là sinh trưởng mạnh mẽ có thể nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi. Hoa Lan Ý là loài hoa nở lâu tàn. Cây có thể sống được trong nhiều môi trường khác nhau như trong bóng râm hay môi trường ánh nắng đều được.
Đặc điểm của hoa Lan Ý
Tại sao những người đam mê cây cảnh lại thích chơi lan ý
Nhiều người đam mê chơi Lan Ý bởi vì loại cây này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Trong phong thủy thì loài cây này là biểu tượng cho sự bình yên, tránh khỏi những xui xẻo và mang lại nguồn năng lượng tích cực. Loại cây này còn mang lại động lực để vượt qua ốm đau bệnh tật. Đồng thời loại cây này còn mang ý nghĩa gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, giải quyết các mâu thuẫn và tạo ra không khí hòa hợp.
Những người đam mê cây cảnh rất thích Lan Ý
Bên cạnh đó loài cây này còn mang đến tiền tài và may mắn cho người trồng cây. Chúng như thần hộ mệnh về tình yêu và cuộc sống cho gia chủ. Hình dáng của cây vươn thẳng tượng trưng cho sự kiên cường, phấn đấu với mọi gian nan và thử thách.
Tại sao hoa lan ý chuyển màu xanh?
Hoa Lan Ý thường chuyển màu xanh trong 2 trường hợp là từ khi hoa nở đã có màu xanh và trường hợp còn lại là hoa nở sau một khoảng thời gian sẽ chuyển sang màu xanh. Nguyên nhân tại sao hóa lan ý chuyển màu xanh chính là do xảy ra tình trạng sau:
Trường hợp hoa Lan Ý chuyển màu xanh khi mới nở thì nguyên nhân chủ yếu là do bạn bón phân cho cây quá nhiều nên cây bị ảnh hưởng đến hoa khiến cho hoa không phải có màu trắng mà chuyển sang màu xanh lá. Đối với trường hợp này thì nên điều chỉnh bằng cách giảm lại lượng phân bón cho cây.
Trường hợp hoa chuyển sang màu xanh sau một khoảng thời gian, nguyên nhân là do hoa già đi và sắp tàn nên mới chuyển sang màu xanh. Lúc này, hoa đã không còn được đẹp nữa và bạn nên cắt những bông hoa đó đi là tốt nhất.
Tại sao hoa lan ý chuyển màu xanh?
Tại sao hoa lan ý không ra hoa?
Không nhận đủ ánh sáng
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho hoa lan ngừng ra hoa. Lan Hoàng Thảo, Cattleya và các loài địa lan bình thường không cần nhiều ánh sáng nhưng đến thời kì động dục thì bạn nên tăng cường độ sáng lên để kích thích cây ra hoa. Chậu lan đặt cố định trong nhà và phòng kín thì nên sử dụng đèn để kích thích cây ra hoa nhanh hơn.
Không nhận đủ ánh sáng
Cách nhận biết cây lan bị thiếu ánh sáng đó là lá cây có màu xanh đậm. Đó là phản ứng của cây hoa lan trong môi trường thiếu ánh sáng. Thay vì dành năng lượng để trổ hoa thì cây sẽ dành hết cho việc sản sinh chất diệp lục, thúc đẩy quang hợp trong môi trường thiếu ánh sáng (như cây bên trái trong hình trên). Cây rơi vào trạng thái sinh tồn thay vì sinh sản.
Nhận quá nhiều ánh sáng
Nếu không nhận đủ ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu thì thừa ánh sáng cũng xếp vào hàng nguyên nhân số một. Đây cũng là lý do khiến cây hoa lan là loài cây khó tính. Trồng lan bắt buộc phải sử dụng lưới cắt nắng để kiểm soát ánh sáng. Cường độ ánh nắng quá cao sẽ làm cháy lá (như hình bên).
Tuy nhiên, thời gian chiếu sáng sẽ quyết định việc kích thích cây ra hoa. Cây Lan vào mùa động dục sẽ rất nhạy cảm với chu kỳ ánh sáng của mùa đó. Ví dụ Lan hoàng thảo thường cho hoa vào mùa thu & đông, cây sẽ cảm nhận chu kỳ ánh sáng ngày ngắn đêm dài để ra hoa vào thời điểm này. Nếu buổi tối cây bị đèn nhà rọi vào thì khả năng chu trình sinh học này sẽ bị ảnh hưởng.
Không có biến thiên nhiệt độ
Không có biến thiên về nhiệt độ
Những cây hoa lan vùng nhiệt đới sẽ cảm nhận chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm của mùa để bắt đầu chu kỳ động dục. Nếu chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tại vị trí chậu cây thấp hơn 10 độ C thì khả năng ra hoa của cây sẽ chững lại. Vào buổi tối, hãy thử luân chuyển vị trí của chậu cây để tạo chênh lệch nhiệt độ rõ ràng hơn. Có thể chọn vị trí gần phòng tắm, giếng trời, bể nước hoặc trong tầng hầm, nơi mà nhiệt độ sẽ thấp hơn rất nhiều so với vị trí giàn lan vào ban ngày. Hãy thử luân chuyển vị trí trong khoảng từ 5 đến 9 ngày để kiểm tra thay đổi trên cây. Bạn có thể cần một số giải pháp hạ nhiệt độ vào ban đêm hoặc tăng nhiệt độ vào ban ngày tại giàn lan.
Bón phân chưa hợp lý
Đa số cây lan không cần quá nhiều phân bón. Tuy nhiên tỷ lệ đạm lân và kali lại là yếu tố rất quan trọng có vai trò như là enzyme kích thích sinh trưởng.
Phân bón có tỷ lệ lân cao sẽ kích cây ra chồi hoa trong khi hàm lượng đạm cao sẽ kích cây ra lá là chủ yếu.
Tỉ lệ kali cao sẽ kích bộ rễ phát triển và giúp hoa lâu tàn.
Bón phân giàu đạm trong mùa động dục sẽ làm chậm quá trình trổ hoa lại.
Không chăm sóc bộ rễ của cây
Việc không chăm sóc bộ rễ bao gồm việc không thay chậu cho cây đúng thời điểm và không loại bỏ các đoạn rễ bị hỏng. Thay chậu đúng thời điểm là quan trọng nhất. Một khi bộ rễ phát triển vượt qua giới hạn của chậu thì khi đó nảy sinh một loạt vấn đề như giảm độ thông thoáng của đất, rễ cây chết lưu tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công. Theo tự nhiên, cây sẽ dồn năng lượng để tái tạo bộ rễ và dễ rơi vào trạng thái sinh tồn và ngừng cho hoa. Lúc này ta cần xem xét thay chậu cho cây.
Tuy nhiên cần lưu ý một số cây lan nhạy cảm với việc bộ rễ bị tác động. Thay chậu cho cây cũng sẽ làm chùn bộ rễ khiến cây bật trạng thái sinh tồn và cây sẽ không ra hoa từ 6 tháng đến 1 năm. Chỉ một số ít loài lan sẽ trổ hoa khi bộ rễ kẹt lại trong chậu.
Thời điểm nhận biết để thay chậu là khi 1 hay 2 dây rễ chạy vòng sát mép thành chậu. Một số chậu cây lan được thiết kế một số lỗ tròn trên thân có đường kính từ 2cm – 3cm chính là để nhận biết thời điểm thay chậu khi đầu rễ đâm qua các lỗ tròn này.
Tưới thừa nước
Đây là lỗi của rất nhiều người chơi lan tài tử. Cây hoa lan lấy nước chủ yếu từ hơi sương trong không khí. Nếu tưới bằng vòi phun có thế gây úng cục bộ mà cây vẫn không lấy được nước. Những loài địa lan thì cần độ ẩm ướt liên tục nhưng lại không quá ẩm ướt. Nếu không biết căn chỉnh cũng gây úng cục bộ trong đất. Tưới quá nhiều nước không chỉ làm cây không ra hoa mà còn có thể làm chết cây và gia tăng nấm mốc.
Tưới thừa nước
Cách nhận biết việc tưới thừa nước là bộ rễ chuyển màu nâu và lá bị nhăn nhúm. Cách phòng tránh việc tưới thừa nước là hãy sử dụng chậu chuyên dành cho trồng lan kết hợp hệ thống tưới phun sương tự động.
Tưới thiếu nước
Việc tưới thiếu nước là nguyên nhân không bao giờ xảy ra nếu bạn là người yêu lan và có thời gian chăm sóc cho cây. Tưới thiếu nước trong thời gian đầu, lá cây thường có biểu hiện quắt lại và nhiều nếp nhăn. Hãy thử tham khảo hệ thống tưới phun sương tự động nếu bạn có một vườn lan đủ rộng, việc chăm sóc sẽ trở nên dễ dàng và bạn có nhiều thời gian hơn cho việc khác.
Tưới thiếu nước
Không có biện pháp hồi sức cho cây sau khi trổ hoa đợt đầu
Sau đợt ra hoa đầu tiên, khi hoa sắp sửa tàn thì cũng là lúc bạn nên xem xét việc hồi sức cho cây. Các cây Lan thường trở nên rất yếu sau đợt đầu ra hoa và sẽ mất thêm khá nhiều thời gian nữa cho đợt trổ hoa tiếp theo nếu bạn không có biện pháp phục hồi. Việc hồi sức cho cây bao gồm: thay chậu, bón phân và thay cả đất trồng nếu có thể. Ngoài ra bạn cũng phải lưu ý cắt bỏ các rễ cây hỏng, cắt nắng cho cây và tưới nước đều đặn hàng ngày.
Hướng dẫn chăm sóc cây lan ý đúng khoa học
Ánh sáng: Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Cây phát triển tươi xanh và cho ra nhiều hoa hơn khi được đặt ở những nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp. Tuy nhiên cần lưu ý, cây không chịu được tình trạng ở quanh năm ngoài trời.
Tưới nước: Cây Lan Ý phát triển tốt nhất trong tình trạng hiếm nước. Chính vì thế việc trồng và chăm sóc cây là vô cùng đơn giản. Chỉ cần tưới nước cho cây khoảng 1 tuần/ lần. Nếu cây được đặt ở trong phòng máy lạnh với lượng nước giảm thấp thì mỗi lần tưới cho cây chỉ cần một cốc nước là đủ.
Bón phân: Loại cây này không cần có quá nhiều phân bón trong suốt thời gian sinh trưởng. Để gia tăng độ bền cho cây thì cũng cần phải tăng thêm các chất dinh dưỡng lành tính bởi vì loài cây này khá bị nhạy cảm. Nên bón thêm khoản 10 – 25gr phân trùn quế để đảm bảo cây sinh trưởng tốt trong cả mùa hè lẫn mùa xuân.
Phòng trừ sâu và bệnh hại: Loại cây này ít gặp các loại sâu bệnh hại vì vậy nên giữ môi trường trồng trọt một cách sạch sẽ và thoáng đãng tránh các loại côn trùng có điều kiện để sinh sôi.
Nhân giống: Tiến hành nhân giống vào mùa xuân vì đây chính là lúc cây sinh trưởng mạnh và cho ra kịp hoa vào dịp tết.
Cây hoa Lan Ý không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa đặc biệt mà còn có vô số công dụng khác nên rất được nhiều người ưa chuộng. Thông qua bài viết, bạn có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc tại sao hoa Lan Ý chuyển màu xanh và cách trồng cây sao cho hiệu quả. Smart Garden hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những kiến thức cần thiết về loài hoa này.