Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan Vanda

Một trong những loại lan phân bố rộng nhất thế giới hiện nay chính là lan vanda. Không chỉ có hình dáng đẹp và hoa có nhiều màu sắc khác nhau. Trong hơn 45 loài lan vanda được biết đến hiện nay thì ở Việt Nam có trên 5 loại lan vanda được ưa chuộng trồng.

Hoa lan Vanda được biết đến ở nước ta từ khá lâu. Chúng có nguồn gốc từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và được trồng phổ biến tại nhiều nước hiện nay như Trung Quốc, Lào, Himalaya vv. Không chỉ được ưa chuộng bởi hình dáng đẹp lạ mắt với tán dày tròn mà màu sắc hoa khá phong phú và hoa nở rực rỡ khiến ai cũng mê mẩn ngắm nhìn.

Trên thế giới tìm được khoảng 45 loại lan vanda thì ở Việt Nam người ta trồng phổ biến nhất 5 loại. Cụ thể bao gồm Vanda concolor, Vanda lilacina, vanda liouvillei, Vanda pumila, Vanda denisonaliana. Trong số này người ta yêu thích nhất là loài Vanda denisonaliana vì có hoa đẹp và bền nhất. Ngoài ra 3/5 loài lan này là loại lan thuộc vùng mát nên trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng.

Lan vanda nổi bật với hình dáng thân bao gồm những cụm lá dày và mọc đối xứng sang hai bên trông giống như những cánh quạt. Mỗi lá mọc dài trung bình khoảng 25cm và nhọn dần ở đầu. ĐIểm thu hút chính ở loại lan này không chỉ ở cụm lá mà chính những bông hoa to đẹp. Hoa mọc thành chùm và mỗi bông hoa gồm 3 cặp lá xếp đối xứng với nhau. Một điều mà nhiều người nhận xét ở loại hoa này chính là đài hoa luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa. Đây cũng là điểm làm nổi loại lan này với các giống lan khác. Với mỗi cánh mỏng tuy nhiên khá bền nên mỗi khi hoa nở bạn có thể ngắm chúng đến hơn 1 tháng liền.

Xem thêm  Cây Lan Đuốc Đỏ - Dứa Nến Đỏ - Cây Cảnh Online

Cách trồng hoa lan vanda

Theo nhiều người nhận xét loại lan này không quá khó trồng tuy nhiên vẫn cần có những kĩ thuật riêng giúp cây ra nhiều chồi và hoa nở đẹp. Để có được một chậu hoa đẹp và bền bạn cần chú ý đến một số yêu cầu kĩ thuật khi trồng loại hoa này.

Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm của lan vanda

Hiện nay vanda trồng tại Việt Nam có thể được xếp vào 2 loại đó chính là lan vùng mát và lan vùng nóng. Với những loại ở vùng mát thuwongf thấy trong những cánh rừng ở nước ta còn với những loại lan nóng thường được lai với những loại lan khác. Nhiệt độ sinh trường tốt nhất với loại lan này là từ 25-30 độ C.

  • Độ ẩm: Lan vanda có yêu cầu độ ẩm trung bình đến cao. Những cây thuộc vùng mát có yêu cầu độ ẩm cao tuy nhiên chậu phải thoáng và sạch.
  • Yêu cầu chế độ nước: Lan vanda là loại cây sinh trưởng quanh năm không có thời gian nghi nên bạn nhớ không nên để cây bị khô dù là mùa nào trong năm. Nên tưới nước thường xuyên cho cây 2 ngày/ lần. Các loài hoa thuộc giống vanda này có thể trổ hoa suốt quanh năm nên cần điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cây.

Nhu cầu phân bón

Lan vanda được đánh giá là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khá cao nên khi trồng cần thiết phải chăm bón thêm phân cho cây. Đặc biệt lọai lan vanda này tỏ ra dễ tính nên có thể sử dụng được bất cứ một loại phân bón nào. Để tiện lợi và hiệu quả nhất bạn nên bón loại phân bón hóa học với công thức 3-10-10 với mỗi lần tưới cách nhật 2 ngày 1 lần. Nồng độ 1 muỗng cà phê với 4 lít nước.

Xem thêm  Top 15 Loại Cây Phong Thủy đặt Phòng Khách Mang đến Tài Lộc

Chú ý: Vì giá thể trồng loại lan vanda này chỉ thường là chậu đất nung hoặc giỏ gỗ với những cục than to nên sự tồn tại của dưỡng thể sau khi tưới là không đáng kể. Chính vì thế mà việc bón phân tốt nhất nên sử dụng bình tưới dạng phun sương để cây có thể hấp thu được tốt dưỡng chất từ phân bón cung cấp cho bạn.

Xem thêm các giống hoa khác: Cây hoa lưu ly,Hoa dã quỳ

Đặc điểm giá thể trồng lan vanda

Do đây là loại lan sinh trưởng quanh năm không có mùa nghỉ chỉnh vì thế mà mọi sự thay đổi về độ ẩm cũng khiến cây bị rụng lá gần gốc mà giới chơi lan gọi là chuồn lá. Tuy nhiên nếu ẩm độ trong chậu trồng lan vanda quá cao sẽ khiến cho rễ cây hay bị thối. Chính vì thế mà để tốt nhất thì nên để giá thể của cây thật thoáng như vỏ dưa dừa hoặc củi kèm với than hoa to.

Kĩ thuật thay chậu và nhân giống

Đến một thời kì cây phát triển khá lớn thì việc thay chậu là điều cần thiết. Với những chậu cây quá bé sẽ khiến mất đi sự cân đối giữa cây và chậu. Thời điểm thích hợp nhất để thay chậu đó chính là vào mùa mưa. Cách thay chậu tương tự như loại lan Hồ điệp.

Định kì khoảng 3 tháng một lần bạn nên tiến hành phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu để giúp kích thích sự mọc rễ. Khi được tưới dung dịch thì rễ của lan vanda sẽ ra rất nhanh.

Xem thêm  Hoa Lan Tai Trâu: Cách trồng và kích rễ cho Lan Đai Châu - Eva

Phòng và trị bệnh cho cây lan vanda

Lan vanda khá khỏe tuy nhiên thường hay bị một số bệnh điển hình như các loại rệp vàng tấn công. Loại rệp này thường bám vào bề mặt lá và hút hết nhựa ở lá khiến lá bị khô héo và vàng rồi chết. Ngoài ra còn hay gặp bệnh thối đọt cũng là một loại bệnh khá nguy hiểm xảy ra ở các giống vanda. Nếu phát hiện được biểu hiện của bệnh bạn nên dùng kéo cắt loại bỏ đi và sau đó bôi vôi vào. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.