Lan Bầu Rượu – Calanthe rubens Ridl (Bài 24)

12

Đây là một chi ĐỊA LAN – CYMBIDIUM phân bố rất nhiều ở nước ta. Tên khác của Bầu Rượu là Túy Lan.

Em này có rất nhiều mặt hoa, từ trắng tới hồng, từ đỏ thẫm tới tím nhạt…. Hoa rất bền (khoảng 30 ngày) không thơm nhưng bù lại nở mùa xuân. Có khi trúng ngay tết Nguyên Đán.

Em này ưa mát mẻ, như tôi thấy trong vườn tôi và một số khách hàng của tôi, thì chậu bầu rượu đặt dưới đất, chỗ ít ánh nắng (30-50%) là cây phát triển đều. Tuy nói vậy chứ nếu bạn cho nó ăn nắng 60-100% nếu ngay từ nhỏ thì nó vẫn chịu được, nhưng độ to của giả hành (gọi nôm na là củ cho dễ nhé các bạn) thì không thể bằng trong mát được, dĩ nhiên là các điều kiện khác như nhau. Thậm chí, trong vườn tôi dúi chậu lan vào 1 góc tối om om mà em nó vẫn lên được. Do khả năng thích nghi thôi các bạn ạ.

Đọc tài liệu của một vài trang web nói lan này sống được khoảng 1 năm (nghĩa là chưa tới 2 năm). Thật buồn cười! Giả hành 3,4 tuổi vẫn sống nhăn răng, đẻ con vẫn vô tư. Nó chỉ là hơi tóp lại và nhăn nheo thôi.3 4

Mỗi một củ tôi để ý thấy dưới gốc có từ 2-4 mắt, và nếu bạn trồng với củ to mẩy và điều kiện tiểu khí hậu chuẩn thì 1 củ đẻ 2 con là rất bình thường. Bên cạnh đó, bên trên chóp của BẦU RƯỢU còn 2-4 mắt nữa tùy vào em nó có bao nhiêu cái lá. Theo sinh học, thì cơ bản là các mắt này đều có thể mọc mầm con.

Xem thêm  Lan Sóc Lào – Aerides multiflora

Ngày trước chưa hiểu gì về giống địa lan này, tôi trồng trên chất trồng là đất, cây không phát triển nổi, sau này tôi chuyển sang trồng bằng than như ông chú hàng xóm chỉ, cây lên được mà củ khó to, phát triển rất èo uột. Sau nhiều thử nghiệm về chất trồng, tôi rút ra được bài học như sau:1/ Chất trồng phải thật tơi xốp, dễ thoát nước. Ví dụ than vụn trộn tí xơ dừa và phân chuồng (phân dê, bò…). Hoặc vỏ thông đập nhỏ với phân chuồng và chút xơ dừa. Bạn cũng có thể băm nhỏ dớn sợi ra trộn với phân chuồng. Vỏ lạc đập nhỏ, vỏ cà phê om, mùn cưa vú sữa vải nhãn… Cũng là những giá thể không tệ chút nào.2/ Chậu không cần sâu, vì khi tôi trồng chậu cao 25cm, rễ của em nó cũng chỉ ăn trên mặt và loanh quanh sát thành chậu, ăn xuống tầm 5-10cm thôi. Vì thế, nếu có trồng em này, bạn chỉ cần chậu thuyền, nông là được.

7 8 65

Cách trồng thì rất đơn giản. Củ khi đã ra hoa, bạn cắt rễ và vòi hoa đi, để chỗ ẩm, mát, tối và cho mắt ngủ hướng lên trên hoặc nằm ngang (nếu muốn có 2 mầm thì nên căn sao cho 2 mắt đều hướng lên). Bạn chịu khó phun ẩm thường xuyên và chờ khi mắt ngủ nó tỉnh dậy, mọc ra được 1 xíu và chuẩn bị phun rễ thì bạn mang ra trồng. Bạn chỉ cần đặt củ lên chậu và hơi lấp gốc 1 chút, thậm chí không cần lấp luôn cũng được. Miễn sao củ không bị xê dịch, bị lăn đi khi bạn tưới. Chôn mắt ngủ xuống khả năng thối mầm rất cao.

Xem thêm  Những điều nên biết về lan Phi Điệp vàng | Nông nghiệp phố

Phân cho em này thì bạn đã trộn sẵn phân chuồng vào chất trồng trong chậu rồi, vậy thì sau 2 tháng bón phân chuồng lại 1 lần là xong. Phân chuồng chiếm khoảng 10-20% chậu là được. Một số trang web có khuyên là bón 20-20-20 hay gì gì đó 1 tuần 1 lần, theo kinh nghiệm thực tế của tôi thì có phân chuồng rồi, bạn không cần phải vẽ thêm việc làm gì.

9 10

Bạn có thể xịt thêm phân bón lá trung vi lượng để sức đề kháng của cây tốt hơn.

Sau khoảng 2-3 tháng, củ con đã có lá to, củ con to bằng 1 nửa hoặc 2/3 củ mẹ, bạn có thể nhẹ nhàng lắc lắc củ mẹ, vừa lắc vừa dứt vừa rút. Sau vài động tác đơn giản, bạn lại có 1 củ giống. Bạn tiếp tục để củ mới rút lên vào chỗ mát, ẩm và nếu chắc ăn hơn, xịt atonik. Sau 1 thời gian bạn sẽ thấy mầm bung ra từ gốc

Trường hợp gốc đã hết mầm, bạn đặt nằm ngang củ mẹ, từ trên mắt lá đã rụng sẽ mọc mầm con. Và cứ thế….

Kể từ khi mầm nhú cho tới khi lá bắt đầu vàng, bạn phải luôn giữ chất trồng ẩm mà không úng. Lúc nào cũng ẩm là được. Tưới ngày 1 lần hay tuần 1 lần thì tùy bạn. (Bạn có thể kéo 11lại đọc bài KIỂM SOÁT ĐỘ ẨM).

Mùa thu (mùa khô) lá sẽ vàng và rụng, khi đó bạn chỉ cần để vào chỗ mát, thỉnh thoảng khoảng chục ngày 1 lần phun tí nước cho nó khỏi bị top củ là được và chờ đợi mùa hoa. Đảm bảo không cần kích hoa, hoa vẫn ra đều như vắt chanh.

Xem thêm  Vài nét về lan thanh tuyền và lan tổ yến - Vườn Lan

Vòi hoa cao từ 20cm tới hơn 1m tùy giống, tùy củ to hay nhỏ. Giá cả thì rất đa dạng tùy độ quý hiếm của MẶT HOA. Từ 10 ngàn tới 300 – 500 ngàn 1 củ. Vì thế bạn cũng không cần phải quá ngạc nhiên khi chậu nhà bạn 20 củ mà không đổi được 1 củ của người ta.

Mỗi năm thì nên thay chậu và chất trồng 1 lần. Củ to trồng riêng, nhỏ trồng riêng.

Em này rất là dễ thối nhũn khi trời mưa dầm. Vì thế nếu che nilon được là tốt nhất. Nếu không bạn phải xịt Ridomilgold và Kasumin thường xuyên trong mùa mưa (cứ thuốc nấm và khuẩn kết hợp lại mà xịt thôi). Mấy năm vừa rồi tôi cũng ăn nhiều quả đắng khi mùa mưa tới, dù có xịt thuốc mà độ ẩm quá cao thì em nó vẫn tèo. Vì thế tôi cho vào chậu với dớn sợi và treo lên như phong lan. Thật tuyệt! Cả trăm củ mà không mất củ nào. Bạn thấy đấy, phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh.

Phong lan treo cao, địa lan treo thấp, đúng bài luôn, tiết kiệm diện tích mà có nhiều loại hoa để chơi các bạn ạ.

Tôi có sưu tầm được ít hình mặt hoa và cách trồng của các nước, bạn lưu về máy xem hoặc CHIA SẺ cho vui nhé!

12

Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.