Lan Hài là loài lan đặc hữu của Việt Nam. Ở nước ta, hiện nay đã có hơn 20 loài lan hài được công bố. Hầu hết lan hài sống ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở. Nơi mà thảm thực vật hầu như còn nguyên vẹn chưa bị tác động bởi bàn tay con người. Cùng Lan Tự Nhiên chúng ta đi tìm hiểu đặc điểm của từng loại nhé
Các giống lan Hài Việt Nam
Dưới đây là tên gọi và đặc điểm 23 loài lan hài phổ biến của Việt Nam. Mọi người cùng tham khảo nhé.
Lan Hài Cảnh
– Tên khoa học: Paphiopedilum canhii
– Mô tả: Cây chỉ cho một hoa trên một cành bông và được mệnh danh là lan hài có bông nhỏ nhất.
– Phân bố: Loài này được tìm thấy trên những vách đá vôi có một ít chất mùn. Ở trong những khu rừng lá kim ở miền bắc Việt Nam ở độ cao 1500m. Ngoài ra loài Hài này còn được phát hiện ở vùng thượng Lào
– Cách trồng: Hài Cảnh có thể được trồng dưới ánh sáng mạnh. Nơi có nhiệt độ trung bình và trong hỗn hợp giá thể thoát nước tốt. Loài này nên trồng trong hỗn hợp chất trồng có kích thước nhỏ để giữ ẩm tốt hơn vì kích thước cây khá nhỏ. Hài cảnh được đánh giá rất khó trồng, đặc biệt ở những vùng thấp và vùng đồng bằng.
Lan Hài Trần Tuấn
– Tên khoa học: Paphiopedilum aspersum
– Mô tả: Đây là một loài lai tự nhiên. Nở hoa vào mùa thu. Là loài lai giữa Paphiopedilum barbigerum var coccianum và Paphiopedilum henryanum.
– Phân bố: Việt Nam
– Nuôi trồng: Cây thích hợp với ánh sáng từ trung bình đến mạnh, nhiệt độ từ trung bình đến ấm. Chất trồng phải thoát nước tốt như hỗn hợp vỏ thông và perlite và có thể thêm chút rêu để duy trì ẩm độ. Khi cây nở hoa nên để trong bóng râm để hoa có thể bền hơn và nổi màu hơn.
Lan Hài Lông
– Tên khoa học: Paphiopedilum herrmannii
– Mô tả: Đây là một loài lai tự nhiên. Nở hoa vào mùa thu. Là loài lai giữa Paphiopedilum helenae ( hài helen ) và Paphiopedilum hirsutissimum ( tạm gọi là hài lông ).
– Phân bố: Chỉ mọc tại Việt Nam. Khuc vực phân bố là nơi có 2 loài Paphiopedilum helenae và Paphiopedilum hirsutissimum sống.
– Nuôi trồng: Cây thích hợp với ánh sáng từ trung bình đến mạnh, nhiệt độ từ trung bình đến ấm. Chất trồng phải thoát nước tốt như hỗn hợp vỏ thông và perlite và có thể thêm chút rêu để duy trì ẩm độ. Khi cây nở hoa nên để trong bóng râm để hoa có thể bền hơn và nổi màu hơn.
Lan Hài Đà Lạt
– Tên khoa học: Paphiopedilum dalatense
– Mô tả: Đây là một loài lai tự nhiên. Nở hoa vào mùa thu. Là loài lai giữa Paphiopedilum callosum và Paphiopedilum villosum.
– Phân bố: Lâm Đồng, Việt Nam
– Nuôi trồng: Cây thích hợp với ánh sáng từ trung bình đến mạnh, nhiệt độ từ trung bình đến ấm. Chất trồng phải thoát nước tốt như hỗn hợp vỏ thông và perlite và có thể thêm chút rêu để duy trì ẩm độ. Khi cây nở hoa nên để trong bóng râm để hoa có thể bền hơn và nổi màu hơn.
Lan Hài Kim
– Tên khoa học: Paphiopedilum villosum
– Mô tả: Khi trưởng thành Hài Kim có 4-5 lá dài từ 14-42 cm, bản lá rộng 2-4 cm. Mặt lá trên màu xanh lá cây sáng, mặt dưới có chấm tím từ gốc. Mùa hoa nở từ tháng 4 đến tháng 5. Phát hoa gồm 1 hoa duy nhất, dài 7-21cm. Bông hoa rộng 7-14cm có mùi thơm. Hài kim mọc thành những bụi lớn.
– Phân bố: Hài Kim sống trên lớp rêu của thân cây. Được tìm thấy ở Ấn Độ, Burma,, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam ở độ cao 1200m-2000m. Khu vực này có nhiều mưa vào mùa xuân và thu, vào mùa hạ thì có nhiều sương mù và mưa phùn.
– Nhiệt độ ưa thích: 8-19° C. Ánh sáng: trung bình đến râm, tuy nhiên đôi khi có thể gặp cyâ phát triển tốt dưới ánh sáng mạnh. Môi trường rễ (Medium): axit, mùn và lá rụng.
Lan Hài Bóng
– Tên khoa học: Paphiopedilum vietnamense
– Mô tả: Khi trưởng thành cây sẽ có 3-5 lá, dài 8-20 cm, rộng 2.5-7 cm, mặt trên bóng, có đốm lá xanh đậm và xanh xám, thỉnh thoảng bắt gặp vài vệt trắng, mặt lá dưới có đốm hoặc vùng màu tím, có gốc nhẵn hoặc lông trắng hay vàng ở gốc. Phát hoa thường có 1 bông ( hiếm khi 2 bông ) cao 15-25cm. Mùa hoa nở vào tháng 3
– Phân bố: Được tìm thấy trên những vách đá trong những khu rừng ở tỉnh Thái Nguyên, phía bắc Việt Nam vào từ cuối mùa thu đến đầu xuân trong khi môi trường có độ ẩm cao nhưng khô và có nhiều mưa từ giữa mùa xuân đến đầu thu, mọc ở độ cao từ 350-550m.
– Nhiệt độ ưa thích: 14-26°C, ánh sáng thích hợp cho cây phát triển trung bình hoặc hơi râm
Lan Hài vân bắc, Hài thiết
– Tên khoa học: Paphiopedilum purpuratum
– Mô tả: Cây lâu năm, có 4 – 6 lá mọc thành 2 dãy. Lá hình thuôn – bầu dục, cỡ 7 – 14 x 2,3 – 4,2 cm. Mặt trên lá loang lổ các khoang màu lục thẫm và lục nhạt, mặt dưới màu lục nhạt. Cụm hoa có cuống dài 10 – 20 cm, mang 1 (- 2) hoa. Lá bắc hình trứng hẹp, cỡ 1,5 – 1,7 x 0,7 cm, có lông trắng. Hoa rộng 7 – 10 cm, có mạng gân màu đỏ thẫm – tía ở tất cả các mảnh bao hoa.
Lá đài gần trục hoa màu trắng, ở nửa dưới chuyển sang màu lục, hình trứng rộng, cỡ 2,5 – 3,5 x 2,2 – 4,3 cm; lá đài kia màu lục, hình trứng hẹp, cỡ 2 – 3,5 x 1,2 – 1,6 cm; cánh hoa màu đỏ – tía thẫm, về phía gốc chuyển thành màu lục nhạt, về phía chóp thành màu hồng, có nhiều mụn cóc nhỏ dọc gân, hình bầu dục hay thuôn, cỡ 3,5 – 4,6 x 0,9 – 1,3 cm; môi màu tía – đỏ, cỡ 3,3 – 4,4 x 2 – 2,7 cm; nhị lép cỡ 0,8 x 0,8 – 1,1 cm; bầu dài 2,5 – 4 cm, phủ lông trắng.
– Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9 – 10. Tái sinh bằng hạt.
– Phân bố: vùng núi phía bắc của Việt Nam, Trung Quốc
Lan Hài vân nam
– Tên khoa học: Paphiopedilum callosum
– Mô tả: cây có 3-5 lá khi trưởng thành, dài 10-20 cm, rộng 3-5 cm, mặt trên có đốm xanh nhạt và xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, thỉnh thoảng có gốc tím, có 2 thùy.
+ Phát hoa: 1- hiếm khi 2 – bông, 12-25 cm dài.
+ Bông: 8-11cm rộng
– Phân bố: Hài vân nam được tìm thấy trong những nền rừng nhiều sương mù, mọc trên thảm lá khô mục và trên đá ở Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam ở độ cao 300-1300m. Khu vực này chịu ảnh hưởng từ những trận mưa lớn từ mùa xuân tới mùa thu. Mùa đông ẩm ướt vá sương mù dày đặc trong suốt đêm.
– Mùa hoa: 4-5-6
– Nhiệt độ: 19-24
– Ánh sáng: trung bình – râm
– Môi trường rễ: tầng lá mục, thường mọc trên rêu
Lan Hài Mốc Hồng
– Tên khoa học: Paphiopedilum micranthum
– Mô tả: Lá: cây trưởng thành sẽ có từ 3-5 lá, dài 5-15 cm, mặt trên có màu chấm tối và màu xanh đốm tái nhợt, mặt dưới có chấm tím. Phát hoa: 9-25 cm dài, 1 bông duy nhất. Kích thước bông: rộng 5-10 cm, cao 7-14cm. Cây thường có mầm nhánh mọc dài, không theo bụi lớn. Mùa hoa nở vào tháng 3,4,5 hàng năm
– Phân bố: Hài Mốc Hồng mọc trên đá, kẽ nứt bao gồm xác lá mục, đá vôi và đất sét. Phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc ở độ cao 260-1600m.
– Ánh sáng: cây ưa bóng râm
– Nhiệt độ: 9-20° C
– ẨM độ: 40-80%
– Môi trường rễ: ưa vôi, pH 6.68-8.65, đất mỏng, rêu hoặc lá mục.
Lan Hài Trần Liên
– Tên khoa học: Paphiopedilum tranlienianum
– Mô tả: Khi trưởng thành cây có từ 3-6 lá, dài khoảng 18 cm và rộng 2cm, mặt trên màu xanh bóng với biên nhạt, mặt dưới xanh nhạt.
+ Phát hoa: 1 – hiếm khi 2 – bông, 7-15 cm dài
+ Bông: 5-6 cm rộng, 5-7 cm cao
+ Cây: mọc thành khối
– Phân bố: Cây mọc trên tầng đá vôi, lớp lá mục và trên rêu ở độ cao 450-750m. Khu vực này có lượng mưa lớn vào mùa hạ và thu, mùa đông và xuân có độ ẩm cao và sương mù dày. Đặc hữu Việt Nam.
– Mùa hoa: tháng 9-10-11
– Nhiệt độ: 12-25° C
– Ánh sáng: trung bình đến mạnh
– Môi trường rễ: đá vôi, đất mùn trong hốc đá vôi
Lan Hài vệ nữ
– Tên khoa học: Paphiopedilum hirsutissimum
– Mô tả: Cây trưởng thành sẽ có 5-6 lá, dài đến 45 cm, rộng 1-2 cm, mặt trên xanh, mặt dưới xanh. Phát hoa: 1- hiếm khi 2 – bông, 17-25 cm dài, dài-dày xồm xoàm, có lông bao phủ dày đặc. Bông: rộng 11-14 cm, có lông bao phủ
– Phân bố: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Truong Quốc, Burma, Bangladesh. Cây mọc trên lớp mùn gần dưới gốc cây hay trên lớp rêu bao phủ trên đá ở độ cao 700-1800m. Vào mùa đông và mùa xuân, khu vực này có sương mù bao phủ và có độ ẩm cao. Mùa hè và thu có lượng mưa cao.
– Mùa hoa: 3-4-5
– Nhiệt độ: 11-22° C
– Ánh sáng: Trung bình đến mạnh
– Môi trường rễ: axit, lá rụng, mảnh vụn, rêu, thỉnh thoảng mọc trên đá núi lửa có rêu bao phủ.
Lan hài đuôi công
– Tên khoa học: Paphiopedilum gratrixianum
– Mô tả: cây có 4-8 lá khi trưởng thành, dài 30 cm, rộng 2-4 cm, mặt trên xanh, mặt dưới có chấm tím xuống đến gốc.
+ Phát hoa: 1 bông, 35 cm dài
+ Bông: 7-12 cm rộng
– Phân bố: Được tìm thấy trên những vách đá phủ rêu trong các khu rừng nhiều sương mù ở Lào và phía bắc Việt Nam ở độ cao 910-1900m. Mùa đông có mưa phùn và độ ẩm cao, mùa hè thì có mưa nặng hạt.
– Mùa hoa: 10-11-12
– Nhiệt độ: 9-22° C
– Ánh sáng: trung bình đến mạnh
– Môi trường rễ: axit, Canxi tự do, mùn, đất silicat với ẩm cao
Lan Hài Hương lan
– Tên khoa học: Paphiopedilum emersoni
– Mô tả: cây có 4-7 lá khi trưởng thành, dài 15-25 cm, rộng 3-5 cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh bạc, thỉnh thoảng có vệt tím ở gốc.
+ Phát hoa: 1 bông, 10-15 cm dài, có mùi
+ Bông: 7-11cm rộng, có hương thơm
– Phân bố: Được tìm thấy trong những khu rừng ở Trung Quốc và phía bắc của Việt Nam. Chúng mọc trên đá, sa thạch và trên đất sét có trên đá phủ rêu ở độ cao 460-750m.
– Mùa hoa: 5-6
– Nhiệt độ: 13-26
– Ánh sáng: trung bình – râm
– Môi trường rễ: đá vôi, rêu, cát, đất, đất sét và mùn
Lan Hài Râu
– Tên khoa học: Paphiopedilum dianthum
– Mô tả: Thật khó có thể nhầm lẫn được loài lan Hài râu với các loài lan khác ở Việt Nam bởi cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng, dài, xoắn lại, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 – 12cm. Cánh môi dạng túi dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong
– Phân bố: Được tìm thấy trên những tảng đá vôi, mọc trên đất hay trên tầng lá mục ở Trung Quốc và Việt Nam ở độ cao từ 460-1450m. Khu vực này có sương mù vào mùa đông và mùa xuân, mưa nhiều vào mùa hè, mùa đông có lượng mưa trung bình.
– Nuôi trồng: Cây ưa ánh sáng mạnh và nhiệt độ trung bình. Chất trồng phái thoát nước tốt như hỗn hợn vỏ thông và perlite, hài râu rất ưa ẩm.
Lan Hài Gấm
– Tên khoa học: Paphiopedilum concolor
– Mô tả: cây có 4-6 lá khi trưởng thành, dài 10-16 cm và rộng từ 2-4cm, mặt trên có đốm xanh đậm và nhạt, bên dưới xanh nhạt và có đốm tím, thỉnh thoảng mặt dưới không có đốm tím.
+ Phát hoa: 1- hiếm khi 2 đến 5 – bông, 8 cm dài
+ Bông: 5-7cm rộng, có mùi
+ Cây; thường mọc theo bụi
– Phân bố: Cây thường mọc gần nguồn nước, mọc trên đá vôi, lớp rêu, trên lớp lá mục và treo mình trên đá ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam ở độ cao từ 0 – 1060m, với khí hậu khô, có sương mù nhẹ vào mùa đông, ẩm ướt và mưa nhiều vào mùa hạ và thu.
– Mùa hoa: 3-4-5-6
– Nhiệt độ: 16-28
– Ánh sáng: trung bình – mạnh
– Môi trường rễ: đá vôi, nhiều loại đất
Lan Hài Henry
– Tên khoa học: Paphiopedilum henryanum
– Mô tả: cây có từ 3-6 lá khi trưởng thành, dài 10-17 cm, rộng 1-2 cm, mặt trên xanh đậm với biên trắng hoặc vàng, có gốc tím
+ Phát hoa: 1 bông, 12-15 cm dài
+ Bông: 4-6 cm rộng, 4-5 cm cao, có mùi
+ Cây: thường mọc thành bụi
– Phân bố: Hài Henry mọc trên lớp lá mục và dốc đá vôi dựng đứng ở Trung Quốc và phía bắc Việt Nam.. Chúng phân bố ở độ cao 910-1400m nơi có sương mù dày đặc bao phủ và mưa phùn vào mùa đông và xuân.
– Mùa hoa; 9-10-11
– Nhiệt độ: 12-25
– Ánh sáng: trung bình – mạnh
– Môi trường rễ: ưa vôi, rễ bám vào đá vôi, đất mỏng và lá mục, Ph 6.4
Lan Hài Helen
– Tên khoa học: Paphiopedilum helenae
– Mô tả: cây có 3-5 lá khi trưởng thành, dài từ 3-12 cm và rộng đến 2cm, mặt trên xanh đậm với biên trắng hoặc vàng, mặt dưới có chấm tím đến gốc.
+ Phát hoa: chỉ 1 bông, 4-7 cm dài
+ Bông: 3-6 cm rộng, có hương
+ Cây: mọc thành bụi
– Phân bố: Hài helen được tìm thấy trên những vách đá vôi cheo leo và trên thân cây phủ đầy rêu ở tỉnh Cao Bằng, Việt Nam ở độ cao 500-1000m. Khu vực này thường có mưa nặng hạt vào mùa hè và sương mù dày đặc trong suốt mùa đông.
– Mùa hoa: 9-10-11
– Nuôi trồng: Hài helen thích hợp với ánh sáng mạnh và nhiệt độ trung bình. Nên trồng trong hỗn hợp có thể thoát nước tốt như vỏ thông cỡ trung với đá núi lửa. Cây cũng có thể thích hợp với nhiều cách trồng khác nhau.
Lan Hài hồng
– Tên khoa học: Paphiopedilum delenatii
– Mô tả: cây trưởng thành sẽ có 5-7 lá, dài 11 cm và rộng 4 cm, mặt trên có đốm xanh đậm và xanh xám, bên dưới có chấm tím.
+ Phát hoa: 1 – thường có 2 – bông, 22 cm dài
+ Bông: 7-10 cm rộng, có mùi thơm
+ Cây: mọc đơn lẻ là chủ yếu
– Phân bố: Lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1922 ở miền nam Việt Nam. Từ đó Lan Hài hồng trở thành một trong những cây lan hài nổi tiếng nhất thế giới, và mãi đến năm 1990 người ta mới tìm lại được chúng trong tự nhiên ở tỉnh Khánh Hoà. Cây Sống ở độ cao từ 750-1400m, trên đá granite, thân cây phủ rêu và vùng ẩm ướt gần nguồn nước. Đây là khu vực có sương mù bao phủ từ mùa thu đến mùa đông, mùa xuân có lượng mưa lớn.
– Mùa hoa: 12
– Nhiệt độ: 19-25
– Ánh sáng: trung bình
– Ẩm độ; 60-85%
– Môi trường rễ: đất cát mỏng có ít mùn hoặc lá cây mục, thỉnh thoảng Lan Hài hồng được tìm thấy mọc trên đá nhiều rêu và ít mùn.
Lan Hài Rap
– Tên khoa học: Paphiopedilum malipoense
– Mô tả: cây có 4-6 lá khi trưởng thành, dài 10-20 cm và rộng 2.5-7 cm, mặt trên có đốm xanh đậm và xanh nhạt, mặt dưới có chấm tím
+ Phát hoa: 1- hiếm khi 2 – bông, 30-65 cm dài
+ Bông: 8-13 cm rộng
+ Cây: có xu hướng học đơn lẻ
– Phân bố: Hài ráp được tìm thấy ở Trung Quốc và Việt Nam, trên những vách đá vôi và trên mặt đất ở độ cao 450-1450m. Môi trường sống của chúng có lượng mưa thấp và sương mù vào mùa đông, mưa phùn và sương mù từ cuối mùa đông đến đầu mùa xuân. Mùa mưa có độ ẩm rất cao.
– Mùa hoa: tháng 3-4. Phân hóa mầm hoa từ tháng 9-10.
– Nuôi trồng: Hài ráp chịu mức sáng trung bình với độ ẩm từ 70-80%, nhiệt độ trung bình. Để ra hoa, cần phải giữ lượng nước tưới đều đặn và duy trì nhiệt độ mát – thấp ở khoảng 55F trong những đêm mùa đông. Cây rất thích ẩm và phát triển mạnh vào mùa hè. Rất nhạy cảm với muối.
Lan Hài hằng
– Tên khoa học: Paphiopedilum hangianum
– Mô tả: cây có 4-7 lá khi trưởng thành, dài 12-30 cm dài, rộng 3-5 cm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt
+ Phát hoa: 1- hiếm khi 2 – bông, 6-12cm dài
+ Bông: 9-12 cm rộng, 6-8cm cao
– Phân bố: Trung Quốc, Việt Nam. Ở độ cao từ 460 – 760 mét, môi trường sống ẩm ướt trong suốt mùa hè và khô, ẩm trong mùa đông.
– Mùa hoa: 4-5
– Nhiệt độ; 12-26
– Ánh sáng: trung bình
– Môi trường rễ: ưa vôi, lớp mùn mỏng, rễ bám đá
Lan Hài táo
– Tên khoa học: Paphiopedilum appletonianum
– Mô tả: cây có từ 6-8 lá khi trưởng thành, dài 10-25 cm, rộng 2-5 cm, mặt trên có đốm xanh đậm và xanh nhạt, đôi khi đốm rất mờ, gốc có đốm tím, nhưng đôi khi lại không. Có 3 thùy lá.
+ Phát hoa: 1 – hiếm khi 2 – bông, 15-50 cm dài.
+ Bông: 6-10 cm rộng, biến thiên rất đa dạng.
– Phân bố: Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung quốc ở độ cao 700-2000m, mọc trên đá vôi phủ rêu hoặc lá mục. Mùa đông và xuân có mưa nhiều và độ ẩm cao, cuối xuân đến thu là thời điểm mưa nhiều nhất. Mùa xuân là mùa nóng nhất.
– Mùa hoa: 3-4-5
– Nhiệt độ: 8-19
– Ánh sáng: trung bình – râm
– Môi trường rễ: lá mục, mùn, có thể tìm thấy mọc trên rêu hoặc thân cây mục.
Lan Hài cocci
– Tên khoa học: Paphiopedilum coccineum
– Mô tả: cây có 4-6 lá khi trưởng thành, dài 8-20 cm, rộng 0.5-2 cm, có màu xanh đậm
cây có 4-6 lá khi trưởng thành, dài 8-20 cm, rộng 0.5-2 cm, có màu xanh đậm
+ Phát hoa: 1 hoa, 6cm dài
+ Bông: 6.5 cm rộng
+ Cây: thường mọc thành bụi
– Phân bố: Việt Nam, Trung Quốc. Được tìm thấy mọc trên đá vôi ở độ cao 300-1200m. Khu vực này bị bao phủ bởi sương mù dày đặc vào mùa đông và xuân, mùa hạ có mưa nhiều.
– Mùa hoa: 10-11-12
– Nhiệt độ: 11-28
– Ánh sáng: trung bình – râm
– Môi trường rễ: ưa vôi, đất mỏng, pH 7.0
Paphiopedilum subtropicum
– Tên Việt: chưa có
– Mô tả:
+ Lá: 9-10 lá, có lông mịn, chóp lá nhọn, hình elip
+ Phát hoa: bông mọc thành chùm, 30 cm, lông tơ màu đỏ, có thể có 7 hoa, lá bắc có lông tơ đỏ
+ Hoa: 4-5 cm
– Phân bố: Hà Giang,Việt Nam, Trung Quốc
– Độ cao: 1400 m
– Mùa hoa: đầu mùa hè
– Nhiệt độ: mát lạnh đến lạnh, có thể có tuyết
– Ánh sáng: yếu hoặc rất yếu
– Nuôi trồng: gần như không thể trồng trong điều kiện nhân tạo. Ước tính chỉ không tới 100 cá thể trong tự nhiên.
Nguồn: http://orchids.wikia.com/wiki/Paphiopedilum_dianthum http://orchids.wikia.com/wiki/Paphiopedilum Bài viết liên quanCách phân biệt các loại lan hài