Lan hoàng hậu – Giống lan mang nét đẹp thanh khiết, rất dễ trồng và

Nhiều người mê vẻ đẹp rực rỡ của lan hồ điệp, số khác lại thích sự tinh khôi của giả hạc, nhưng đối với riêng mình, mình lại say đắm nét đẹp nhẹ nhàng, hài hòa của lan hoàng hậu. Chẳng hiểu sao màu sắc lan khá tệp với màu lá làm sắc hoa không quá nổi bật, thế mà giống lan này vẫn khiến bao người say đắm, chắc có lẽ bởi nét đẹp dịu dàng, lại dễ trồng, dễ chăm sóc.

Hình ảnh lan hoàng hậu

Tên gọi và nguồn gốc của lan hoàng hậu

Lan hoàng hậu còn có tên gọi mỹ miều là Vũ nữ hoàng hậu. Cây có tên khoa học là Grammatophyllum scriptum, thuộc chi Hoàng hậu (Grammatophyllum), họ lan (Orchidaceae). Cây có nguồn gốc từ Brazil và ngày càng xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói loài lan này có môi trường sống vô cùng đa dạng. Từ trước đến nay, lan hoàng hậu đã được tìm thấy ở dưới đất trồng, sống leo trên các cây thân gỗ trong rừng sâu, bám trên đá hoặc các khu vực gần sông suối, đầm lầy,… càng sâu vào môi trường rừng núi ẩm thấp, lan hoàng hậu xuất hiện càng nhiều. Trước đây, chúng chỉ là loài lan hoang dã sống trong các khu rừng. Sau khi được phát hiện, con người hoàn toàn bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của loài lan này nên đã lai tạo, nhân giống và chúng được trồng làm cảnh phổ biến hiện nay.

Lan hoàng hậu được trồng khá phổ biến hiện nay

Đặc điểm thực vật của loài lan hoàng hậu

So với các loài lan khác, lan hoàng hậu có kích thước khá lớn. Mỗi bụi lan có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m. Ngoài tự nhiên, nhờ điều kiện khí hậu ẩm ướt thích hợp, có những bụi lan cao đến 2 – 3m. Lan hoàng hậu có thân mập ú, màu xanh non với các vỏ bọc màng trắng. Lá loài lan này khá to, có dạng hình kiếm vươn cao lên. Bề mặt lá nhẵn bóng, có màu xanh lục trông chắc khỏe. Lan hoàng hậu thường mọc thành bụi và có bộ rễ phát triển khá mạnh, những chùm rễ mang màu trắng ngà, vừa mọc ngầm dưới đất vừa có các rễ ngang nổi lên trên mặt đất. Phần nổi bật và đẹp nhất của loài lan này là ở hoa. Cành lan hoàng hậu rất dài, trên cành sai trĩu hoa khiến cành nặng hơi cong vòm xuống phần gốc. Mỗi cành hoa có đến 15 đến 40 bông hoa nhỏ mọc sai ríu rít. Mỗi hoa thường có 5 cánh nhỏ với nhụy hoa ở giữa. Không rực rỡ xanh đỏ tím vàng như các loài hoa khác, lan hoàng hậu thường có màu xanh nhã nhặn, tệp với lá. Dù cùng là màu xanh lá nhưng hoa vẫn không bị chìm vào thân lá mà nổi bật lên với một nét đẹp dịu dàng, đằm thắm. Bên cạnh đó, cũng có những sắc hoa khác như đốm nâu xen trên nền xanh hay màu vàng chanh. Hoa lan hoàng hậu thường nở vào mùa xuân và đầu mùa hè, khi tiết trời nắng ấm và có độ ẩm khá cao.

Xem thêm  Đã Mắt Với Phong Lan Đuôi Cáo
Hình ảnh hoa lan hoàng hậu

Ý nghĩa của lan hoàng hậu

Với tên gọi mỹ miều của mình, đây là một loài lan tượng trưng cho sự sang trọng, cao quý của gia chủ. Không quý hiếm như lan giả hạc đột biến, không rực rỡ như lan phi điệp, lan vảy rồng thế nhưng lan hoàng hậu vẫn mang nét đẹp kiêu sa, ẩn mình mà hiếm loài lan nào có được. Trồng lan trong gia đình sẽ giúp gia tăng thẩm mỹ, giúp khuôn viên ngôi nhà trở nên hài hòa và an lành hơn. Không biết có ai nói loài lan này không đẹp hay không chứ riêng mình thì vẻ đẹp này có thể nói là tuyệt vời, vừa dịu dàng lại thanh khiết ^^.

Lan hoàng hậu mang vẻ đẹp thanh khiết, nhẹ nhàng
  • Hoa Rum – Loài hoa thủy vu mang nét đẹp sang trọng, độc đáo
  • Hoa son môi – Loài hoa mang sắc đỏ may mắn rất dễ nhân giống

Cách chọn cây giống lan hoàng hậu và cách ghép lan

Về cách chọn cây giống

Hiện nay trên thị trường ở các vườn lan hầu như đều có lan hoàng hậu, giá cả của loài lan này cũng ở mức phải chăng nên đây là một phương pháp nhân giống hiệu quả nếu bạn muốn trồng cây. Tuy nhiên để cây sống khỏe thì việc chọn cây giống chất lượng là rất quan trọng. Khi chọn lan phải ở giai đoạn chưa phát triển mầm mới. Bởi vì nếu đã phát triển mầm mới sớm thì khi mua về mầm sẽ không có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường mới dẫn đến chết mầm, chết cây. Các cây lan được chọn nên có thân xanh tươi khắp khỏe, mập mạp và không nhăn nheo. Trên thân không có dấu hiệu sâu bệnh hại, có thể có lá hoặc không có lá đều được. Nên chọn những cây lan khô ráo, không bị ẩm ướt do nếu bị ẩm hay ướt sẽ gây thối lan và mầm bệnh. Khi mua lan về bạn cần cắt tỉa lại rễ, cắt bỏ đi các phần rễ dài ra và các rễ phụ, chỉ giữ lại các rễ chính, do đặc tính cây sẽ chết rễ vào mùa đông.

Xem thêm  Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus - Vườn Lan

Sau khi cắt bớt rễ thì cần xử lý qua thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc khi trồng lan ở môi trường mới. Hỗn hợp thuốc có thể dùng là dung dịch pha trộn của B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, ngâm ngập lan trong hỗn hợp thuốc từ 5 – 7 phút. Sau đó vớt ra lau thân lá lan, để ráo và chuẩn bị ghép trồng lan.

Cách trồng lan hoàng hậu

Lan hoàng hậu phát triển tốt nhất ở môi trường giá thể thông thoáng, thoát nước tốt. Hỗn hợp trồng lan nên pha trộn than, xơ dừa và tro trấu, thân bèo khô để tạo độ thông thoáng cho rễ cây. Khi đã chuẩn bị xong giá thể, đầu tiên, bạn rải hỗn hợp chất trồng vào ⅓ chậu, đặt lan ngay ngắn vào chậu sau đó rải thêm ⅔ chất trồng lấp đầy gốc lan. Sau khi trồng xong bạn không nên tưới nước ngay trong 5 – 7 ngày đầu tiên, điều này nhằm giúp vết thương khi cắt bỏ rễ và các tổn thương sau khi trồng nhanh chóng hồi phục. Vì trước đó chúng ta đã ngâm lan vào dung dịch thuốc rồi nên cũng không cần quá lo lắng.

Sau thời gian này, tưới nước cho cây với tần suất 1 – 2 lần/ ngày. Mỗi lần tưới nên dùng bình phun sương tưới nhẹ nhàng, đều từ gốc đến ngọn, tưới vào sáng sớm và chiều tối để cung cấp độ ẩm tốt nhất cho cây.

Video tham khảo cách trồng và chăm sóc lan hoàng hậu

Một số lưu ý khi trồng lan hoàng hậu

Về ánh sáng

Lan hoàng hậu ưa sống ở nơi bóng râm, có ánh sáng nhẹ do đó nên đặt cây ở dưới các tán cây bóng mát, dưới khu vực có lưới che hoặc ở cạnh cửa sổ, ban công, nơi không có ánh nắng gay gắt chiếu vào. Khi phát hiện thấy lá của lan có màu vàng thì bạn nên giảm ánh sáng cho cây bằng cách mang cây vào khu vực bóng mát, tưới nước và chăm sóc cho cây phục hồi. Nếu lá cây có màu đen thẫm thì nên đem cây ra khu vực ánh sáng để cây hấp thụ thêm ánh nắng giúp cây phát triển tốt hơn.

Xem thêm  Cách Trồng Lan Thanh đạm - Vườn Lan Thành Nguyễn - Hoa Lan 268

Về nhiệt độ

Lan hoàng hậu có thể chịu được thời tiết ấm nóng nhưng chịu lạnh kém, nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển vào khoảng 20 – 30 độ, nhiệt độ quá thấp sẽ làm cây còi cọc, phát triển kém thậm chí ngưng phát triển.

Về nước tưới

Như mình đã đề cập phía trên, lan hoàng hậu có bộ rễ khá dày, do đó cây cần độ ẩm cao để phát triển. Nên tưới nước cho cây 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối để cây sinh trưởng tốt nhất.

Về phân bón

Các loại phân bón thường được sử dụng cho lan là NPK 20-20-20 hoặc B1, khi sử dụng các loại phân bón này, rễ cây sẽ phát triển tốt hơn, thân xanh tốt, mập mạp và lá chắc khỏe, mượt hơn. Bạn nên bón phân định kỳ cho lan 1 – 2 lần/ tháng để cây phát triển tốt nhất. Không nên bón trực tiếp phân vào gốc cây mà nên pha loãng với nước và phun cho cây.

Nếu trồng lan hoàng hậu đã lâu nhưng không thấy cây cho hoa thì bạn thử cách sau xem sao nhé. Bạn cần dừng tưới nước cho lan khoảng 10 – 15 ngày, lúc này thì nên đem cây đặt dưới bóng râm hoặc nơi có ánh nắng nhẹ để hạn chế cây thoát hơi nước. Sau thời gian đó thì tưới nước lại, đồng thời bón thêm phân Kali để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn sau thời gian hồi phục và tích trữ dinh dưỡng. Lúc này bón thêm phân kích thích ra hoa thì cây sẽ nhanh cho chồi hoa và hoa nhanh nở.

Về sâu bệnh hại

Giống như bao loài lan khác, lan hoàng hậu hay gặp các sâu bệnh hại thực vật như rệp sáp, nhện chích hút cây,… Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tiến hành ngắt bỏ các lá sâu bệnh và phun các loại thuốc đặc trị cho cây. Bởi môi trường thường xuyên có sâu bệnh hại lan do đó nên phun hỗn hợp Ridomil gold + Alitte + regan định kỳ 1 lần/ tháng cho cây.

Một số hình ảnh chọn lọc của hoa lan hoàng hậu

Nguồn tham khảo thông tin:

1. http://vuonhoalan.net/default.asp?tab=detailnews&tin=996&title=lan-hoang-hau-va-cach-cham-soc

2. https://muabancaytrong.com/hoa-lan/cay-hoa-lan-hoang-hau/

3. https://hoadepviet.com/lan-hoang-hau-cach-trong-va-cham-soc-lan-hoang-hau/