Kim điệp nhựa có gì hấp dẫn? cách trồng và chăm sóc – Higlum.com

Kim điệp nhựa là loài lan rất nổi tiếng, được nhiều người yêu thích hiện nay. Nhắc đến loài hoa này, hiện ra trong đầu chúng ta chắc chắn là hình ảnh vàng rực như nắng và sức sống mãnh liệt.

Nếu bạn có ý định trồng kim điệp nhựa thì đừng bỏ lỡ bài viết hôm nay của higlum.com nhé! Chia sẻ với bạn cách trồng và chăm sóc lan kim điệp nhựa bạn không thể bỏ qua.

Kim điệp nhựa là lan gì? Đặc điểm và cách nhận biết

Kim điệp nhựa còn được gọi bằng một số cái tên khác ở Việt Nam như kim điệp thơm hoặc kim điệp sáp. Tên khoa học của nó là Dendrobium Trigonopus.

Kim điệp nhựa được nhiều người yêu thích
Kim điệp nhựa được nhiều người yêu thích

Địa điểm phân bố của kim điệp nhựa ở một số vùng như Tây Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Myanmar và không thể thiếu Việt Nam. Kim điệp nhựa sống trong rừng sâu, bám vào các thân cây có độ cao từ 300m – 150m. Loài cây này ưa nơi ẩm ướt nhưng lại không chịu được nắng nóng.

Đặc điểm

Phần hoa

Kim điệp nhựa có cánh nhọn, rất dày, hơi bóng một chút nên nhìn qua sẽ giống như hoa nhựa. Cánh hoa màu vàng kim bắt mắt, ở họng phớt xanh lục.

Kim điệp nhựa mọc thành từng chùm hoa khá nhỏ, không nhiều và dài như kim điệp xuân. Trên mỗi chùm như vậy sẽ có từ 1 – 4 bông.

Trong điều kiện lý tường, kim điệp nhựa cho thể duy trì sắc hoa đến 2 tháng. Có một kinh nghiệm mà người trồng hoa chia sẻ là những cây có cánh hoa dày thì sẽ lâu tàn, ngược lại, những cây có cánh hoa mỏng sẽ rất nhanh tàn.

Kim điệp nhựa không chỉ có màu sắc nổi bật mà còn có hương thơm quyến rũ, hương thơm sánh ngang với các loài nổi tiếng khác nhưu cả trầm, đai châu hay giả hạc. Kim điệp nhựa là số ít loại hoa vừa có sắc, vừa có hương lại dễ trồng, chăm sóc.

Xem thêm  Cách trồng và cách chăm sóc lan Hạc Vỹ

lan kim diep nhua 2

Phần thân + lá

Thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy. Thân phình to ở giữa, dọc thân có nhiều sọc chạy dài từ gốc đến ngọn. Mỗi thân thường có từ 3 đến 6 lá, mọc tập trung ở phía ngọn.

Xem thêm: chăm sóc cà rốt trên sân thượng

Hướng dẫn trồng kim điệp nhựa chuẩn nhà vườn

Lựa giống

Để đạt được giống tốt, căng tràn sức sống, bạn lưu ý như sau: chọn loại hàng giề, đầy đủ thân lá, càng đẹp càng tốt. Có thể không cần hàng giề to, tầm 5-6 hành giả có đủ lá là được.

Nên tránh các loại hàng thanh lý, dập, trụi lá bởi em ấy đã khó tính mà lại quẹo quặt nữa thì khó chơi lắm.

Cũng không nên làm giề quá to, loại này khó tính mà 1-2 hành giả bỏ cuộc là đi cả lũ, còn tách lẻ ra thì… ôi thôi bạn đừng mong nó nảy mầm gốc như phi điệp.

Đừng mua cái loại nhiều rễ bám chi chít hay bóc rừng cả mảng to đùng. Rễ ấy trước sau gì cũng phải cắt, vừa nặng nữa nên tốn tiền để rồi vứt đi đấy.

Bí quyết ghép kim điệp nhựa
Bí quyết ghép kim điệp nhựa

Hướng dẫn xử lý giống

Bạn nên xử lý giống trước khi trồng bằng cách căt tỉa toàn bộ rễ già trên 1 năm của giề. Tuy nhiên bạn chú ý chúng ta không cắt rễ loại dưới 1 năm, trừ khi chúng dập nát hoặc bị bệnh.

Lý do là bởi rễ của cây lâu năm rất khó để chúng thích nghi với môi trường mới. Trong khi đó rễ mới của hành giả thân tơ sẽ giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước nhanh hơn so với loại mới mọc.

Xem thêm  Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum - Vườn Lan

Bên cạnh đó bạn cần ngâm giống trong dung dịch Physan 20SL theo tỷ lệ 1ml/1 lít nước trong 5 – 10 phút rồi vớt ra, treo ngược cho khô.

Tiếp đó bạn ngâm giống vào chế phẩm Hùng Nguyễn theo tỷ lệ 1ml/1lit trong 30 phút. Ngoài ra bạn có thể sử dụng hỗn hợp Vitamin B1 với NPK Te theo tỷ lệ 2l nước thì 4ml B1 và 1 gam NPK trong 10 phút. Sau khi ngâm xong bạn treo lên chờ khô rồi ghép.

Bí quyết ghép lan vào giá thể

Bạn có thể ghép lan kim điệp vào các chất liệu như dớn, gỗ, chậu. Tuy nhiên có một đặc điểm mà bạn cần lưu ý là chúng không thích thay giá thể. Chính vì vậy mà bạn nên ưu tiên những loại giá thể càng bền càng tốt và phải xử lý cẩn thận trước khi lai ghép.

Một số loại giá thể thích hợp với kim điệp nhựa như gỗ vải, gỗ nhãn, viên đất nung, dớn bảng, dớn cọng…

Kim điệp nhựa là một loại tương đối khó tính, không chịu được axit nên trước khi ghép bạn phải xử lý cẩn thanh. Tốt nhân nên xử lý 2 lần. Lần đầu luộc qua còn lần 2 ngâm với nước vôi cho sạch khuẩn rồi mới tiến hành ghép.

Chăm sóc kim điệp nhựa có khó không?

Nước tưới và ánh sáng

Kim điệp nhựa yêu cầu độ ẩm khoảng 70 – 90%. Đặc biệt là cây sẽ khó phát triển nếu như khô quá. Bản thân kim điệp nhựa đã ít rễ. Nếu rễ cây kém phát triển thì rất khó để dưỡng.

Khi trồng kim điệp nhựa phải bắt buộc phải chuẩn bị giá thể và làm giàn thoáng cho cây. Nguyên nhân là bởi nếu không có giàn thoáng che chắn thì chỉ sau 1 – 2 cơn mưa đầu mùa giản thành sẽ bị thối và lan dần ra cả cây. Mỗi ngày bạn tưới nước cho cây 1 – 2 lần, đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây là được.

Xem thêm  Những Loại Lan Hài Đẹp Và Giá Thể Của Chúng

Rễ của kim điệp xuân ít nhưng thay vào đó các bộ phận khác của cây lại có khả năng hấp thu được nước. Nhìn chung bạn chỉ cần làm gian che cho cây là đã tăng tỷ lệ sống sót của cây rồi, dính mưa nhiều thể nào cây cũng hỏng.

Kim điệp nhựa có đặc tính là ưa ánh nắng nhưng lại không chịu được nhiệt độ cao. Tốt nhất là bạn đặt dưới tán cây mát có giàn ghe cẩn thận cho cây là được.

lan kim diep nhua 4

Dinh dưỡng

Bón phân cho cây cũng không khó. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp gồm B1 và NPK+TE + Nano đồng cách nửa tháng phun 1 lần cho cây. Ngoài ra 1 tháng phun trung lượng magie 1 lần và 2 tháng phun nước vôi trong 1 lần là được.

Nếu cây có dấu hiệu bị bệnh cách tốt nhất là bạn dùng kéo cắt bỏ phần bị bệnh đi. Loài cây này khi mắc bệnh cũng khá khó chữa dứt điểm.

Phòng trừ bệnh hại

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để trị bệnh cho cây như Benkona, Kasumin+Antracol+Nativo, Nano Bạc, Agrifos 400 (pha liều 50ml pha 16 lít) và các bộ đôi trị nấm bệnh khác.

Thông thường khoảng 10 – 20 ngày bạn phun phòng bệnh 1 lần cho cây. Nếu che mưa tốt và làm giàn thoáng thì có thể thưa hơn, khoản 1 tháng 1 lần. (nguồn: higlumcom)

Lời kết

Kim điệp nhựa mang đến niềm vui và may mắn cho người trồng. Chúc bạn thành công với kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này nhé!

#higlum #higlumcom #cachtrongcay