Lan kim tuyến, tác dụng, kỹ thuật trồng và cách sử dụng

Lan kim tuyến – thần dược của núi rừng Tây Bắc, không chỉ mang vẻ đẹp hoang dã, kì bí, lan kim tuyến còn là thần dược chữa được bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư và đại bổ dương.

Không những thế, bạn còn có thể trồng lan kim tuyến ngay tại nhà nữa đấy. Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay tác dụng, kỹ thuật trồng và cách sử dụng lan kim tuyến trong bài viết này nhé.

1. Đặc điểm nhận biết của cây lan kim tuyến

Lan kim tuyến còn được gọi là lan kim tuyến lông cứng, kim tuyến tơ, giải thủy tơ, lan gấm, cỏ nhung, kim cương với danh pháp khoa học Anoectochilus setaceus.

lan-kim-tuyen

Lan kim tuyến là một loại địa lan thân thảo, ưa độ ẩm cao và bóng râm, kỵ ánh sáng, thường được tìm thấy dưới các tán cây to dọc theo khe suối trên các triền núi đá vôi.

Cây chỉ cao khoảng 10cm – 20cm, thân mọng nước, màu tím, cây non có nhiều lông mịn, một cây chỉ có 2 – 6 lá mọc cách, xòe đều trên mặt đất.

lan-kim-tuyen

Lá hình trái xoan gần tròn ở gốc và nhọn ở đầu, màu nâu sậm có vệt vàng ở giữa và gân lá màu hồng nhạt rất nổi bật.

Hoa lan kim tuyến mọc thành cụm, mỗi cụm hoa dài 10cm – 15cm, có 5 – 10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, với cánh môi hoa khá đặc biệt có 6 – 8 ria mỗi bên, đầu môi chia thành 2 thùy.

lan-kim-tuyen

Lan kim tuyến ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Cây có thể sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ.

2. Các loại lan kim tuyến

Có 3 loại lan kim tuyến phổ biến ở Việt Nam đó là lan kim tuyến rừng, lan kim tuyến đá và lan kim tuyến đỏ.

lan-kim-tuyen

Là một loại thảo dược được cho là có khả năng trị bách bệnh, lan kim tuyến rừng hiện đang rất được ưa chuộng và có giá trị kinh tế rất cao.

Lan kim tuyến đá là loài đặc hữu và nguồn gen quý của Việt Nam, bên cạnh giá trị trang trí, lan kim tuyến đá cũng có giá trị làm thuốc.

Xem thêm  Hoàng thảo Trường sơn thân dài - Dendrobium delacourii Guill

Cuối cùng là lan kim tuyến đỏ, là một loại lan có dược tính rất tốt và được nhiều người ưa chuộng sưu tầm.

3. Tác dụng của lan kim tuyến

Không chỉ có ngoại hình độc đáo, lạ mắt, thu hút mọi ánh nhìn, lan kim tuyến còn có nhiều dược tính quý.

lan-kim-tuyen

Lan kim tuyến khi ăn vào có vị ngọt, hơi chát, tính mát giống như các loại rau, không độc tố, có tác dụng an thần, tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, mát phổi, chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, đau lưng, phong thấp.

Ngoài ra, lan kim tuyến còn hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu đường, các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao… Đặc biệt, các hoạt chất và axit amin quý có trong lan kim tuyến còn có khả nắng phòng ngừa và điều trị ung thư.

4. Cách sử dụng lan kim tuyến

Có rất nhiều cách sử dụng cây lan kim tuyến. Bạn có thể dùng lá để nấu canh ăn giúp tăng cường sức khỏe. Hoặc cây lan kim tuyến sau khi hái về đem rửa sạch, sử dụng tươi hoặc phơi khô để nấu nước uống hàng ngày.

lan-kim-tuyen

Bên cạnh đó, bạn có thể ngâm 1kg cây tươi (hoặc 500gram cây khô) trong 3 lít rượu. Ngâm trong 1 tháng là sử dụng được. Rượu lan kim tuyến có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện miễn dịch.

Cách sử dụng lan kim tuyến hiệu quả đó là sử dụng lan kim tuyến chung với cây xạ đen để mang lại hiệu quả phòng ngừa, điều trị ung thư.

5. Kỹ thuật trồng lan kim tuyến

Vì lan kim tuyến là địa lan thân thảo, cây có kích thước nhỏ nên bạn có thể trồng từng cây vào chậu, cốc có giá thể, dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây.

lan-kim-tuyen

a. Thời vụ trồng cây lan kim tuyến

Vì lan kim tuyến ưa ẩm nên thời vụ trồng thích hợp là vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4 – 5 hàng năm. Tuy nhiên nếu bạn chủ động được ánh sáng, ẩm độ và nhiệt độ thì bạn có thể trồng lan kim tuyến được quanh năm.

Xem thêm  Các nhóm lan Dendrobium thường gặp - Vườn Lan

b. Chuẩn bị giá thể trồng

Giá thể trồng lan kim tuyến cần tơi xốp, thoát nước nhưng cũng giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng và phải sạch mầm bệnh.

Đất trồng lan kim tuyến bạn có thể phối trộn theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 2 mụn dừa.

Để tiện lợi, nhanh chóng, không cần phối trộn phức tạp nhưng đất vẫn đầy đủ dinh dưỡng và sạch mầm bệnh, bạn nên dùng đất hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa cây kiểng. Đây là dòng đất sạch hữu cơ tiến tiến nhất thị trường đất trồng hoa, cây kiểng hiện nay.

c. Chọn và xử lý cây giống

Bạn nên chọn những cây giống còn nguyên bộ rễ và mầm non, lá chồi phát triển tốt và không bị sâu bệnh tấn công.

lan-kim-tuyen

Sau khi mua cây giống về, bạn bạn tiến hành cắt tỉa lá hỏng đi. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona, Daconil… trong 15 – 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm trong 15 phút để kích thích ra rễ và nảy chồi, sau đó vớt ra trồng.

d. Cách trồng lan kim tuyến

lan-kim-tuyen

Cho đất vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn, trải đều, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm, sau đó trồng từng cây lan kim tuyến vào, rồi dùng tay ấn nhẹ phần giá thể xung quanh gốc cây để cây đứng vững.

Bên cạnh đó, bạn có thể trồng lan kim tuyến theo cụm, mỗi cụm 3 – 5 cây, trồng theo cụm cây phát triển nhanh hơn.

Cuối cùng, bạn dùng nilon trùm kín chậu trong 5 – 7 ngày đầu sau trồng, sau đó bỏ nilon ra, đồng thời đặt cây ở nơi râm mát hoặc cần phải che lưới đen.

6. Cách chăm sóc lan kim tuyến

Lan kim tuyến ưa độ ẩm cao và bóng râm, kỵ ánh sáng, ánh sáng khoảng 50% – 70%, nhiệt độ 20 – 30 độ C và độ ẩm 70% – 85%, bạn có thể sử dụng lưới che hoặc trồng dưới bóng cây lớn.

Giai đoạn mới trồng, tưới nước 2 – 3 lần/ ngày với những ngày trời nắng, 1 lần trong những ngày mưa. Khi cây đã trưởng thành, ngày tưới 1 – 2 lần vào ngày nắng, ngày mưa thì tùy thuộc vào ẩm độ của vườn.

Xem thêm  Cách trồng lan lọng giầy Bulbophyllum frostii bạn đã biết

Bạn nên tưới dạng phun sương để tạo độ ẩm cho giá thể, không tưới quá đẫm sẽ dễ dẫn đến tình trạng thối rễ.

lan-kim-tuyen

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần thường xuyên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như trùn quế, phân dê, phân bò… bón gốc định kỳ 15 – 20 ngày/ lần đồng thời kết hợp với các loại phân bón lá như Seasol, Powerfeed, bánh dầu, 30-10-10… 7 – 10 ngày/ lần.

Khi cây trưởng thành, bước vào giai đoạn tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho hoa thì bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao như 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30…

Sau khi trồng 4 – 5 tuần, khi cây đã cứng cáp, có 4 – 5 đốt thân, phần ngọn đã có 1 – 2 rễ khí ở đốt, bạn đã có thể cắt 2 – 3 đốt ở phần ngọn đem giâm cành. Phần gốc bạn chăm sóc bình thường để cây ra các chồi mới ở đốt phía dưới.

Vì lan kim tuyến ưa ẩm nên bạn phòng trừ sâu bệnh bằng cách đảm bảo độ ẩm phù hợp cho cây. Ngoài ra, bạn cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và điều trị kịp thời, loại bỏ những cây bệnh để tránh lan sang cây khác.

Sau khi trồng khoảng 1 năm thì bạn đã có thể thu hoạch tất cả các bộ phận của cây để sử dụng.

⫸ Xem thêm: cách kích hoa lan nở ngay Tết Nguyên Đán

⫸ Xem thêm: cách trồng và cách chăm sóc lan hạc vỹ

⫸ Xem thêm: cách trồng và cách chăm sóc lan hoàng dương

Hy vọng qua bài viết này, Nông nghiệp phố đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, kỹ thuật trồng và cách sử dụng cây lan kim tuyến. Chúc bạn trồng lan kim tuyến thành công!

Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 086