Cách nhân giống Hoa Lan NHANH và DỄ RA HOA nhất

Nhân giống lan, Lan là loài sinh trưởng tốt, sống ký sinh nên việc nhân giống đòi hỏi kỹ thuật. Có nhiều cách nhân giống Hoa Lan khác nhau, tùy thuộc vào từng loại ở môi trường cụ thể để áp dụng như nhân giống bằng gieo hạt, tách nhánh, cấy mô, thân giả…

1. Cách nhân giống Lan Hồ Điệp.

Có 2 phương pháp gồm:

Phương pháp kích thích tố để cây tạo mầm con.

Phương pháp tạo cây con trên mắt của ngồng hoa.

Chọn giống.

Bạn chọn cây có tuổi đời từ 3 năm trở lên, thân cao, khỏe để tiến hành thủ thuật.

Với phương pháp tạo cây con trên mắt ngồng hoa, bạn chọn nhánh hoa đã úa 2/3.

Thời điểm thích hợp.

Bạn nên chọn mùa xuân, buổi sáng mát mẻ để thực hiên thủ thuật cho cây.

Trước và sau khi cắt ngồng hoa, tiến hành thủ thuật, bạn vệ sinh, bồi bổ cho cây sung mãn, hoặc thuốc kích thích sinh trưởng.

Chuẩn bị.

  • Bình tưới nước cho cây.
  • Cây hoa lan để tiến hành thủ thuật.
  • Dao sắc, nước sạch.
  • Dây điện nhỏ nịt cây, bông hoặc vải mềm, xốp.
  • Phân 20-20-20 gia thêm Antonic 1/1000 và Rootplex 1/2000 (hoặc Kelpak).
  • B1 Thái, than viên.
  • Chậu, giá thể trồng cây.
  • Thuốc phòng bệnh cho cây.

Phương pháp nhân giống.

Dùng phân 20-20-20 gia thêm Antonic 1/1000 và Rootplex 1/2000 (hoặc Kelpak).

Thời điểm này, bạn bón kích thích phun ở mặt dưới lá và gốc để hỗ trợ cây sinh trưởng, tưới nước vừa phải.

Với phương pháp kích thích tố để cây tạo mầm non, bạn dùng dây điện nhỏ xoắn lại từ các phía để đảm bảo phần vỏ cây bị dây nịt lún vào 1 mm.

Lưu ý, bạn nên chọn điểm thắt ở gần gốc, trên 2 lá cuối cùng.

Với phương pháp tạo cây con trên mắt ngồng hoa bạn lấy vải mềm quấn, xốp quấn quanh mắt ngồng (thường thành công ở mắt thứ 3 – 4 – 5, tính từ gốc lên), rộng độ 5 – 7 mm, dày 2 – 4 mm.

Bạn nhỏ thuốc kích thích vào nơi quấn bông trong 4 tuần đầu: Antonic 1/500 (độ 4 giọt/100cc nước) hoặc B1 Thái.

Chăm sóc chồi non mới nhú.

Thời gian sau, chồi non bắt đầu nhú ra, bạn dùng 1/2 liều thuốc ngừa nấm cho chồi non.

Bón thêm B1 Thái, 1 tuần/lần X 3-4 lần. Chủ yếu dùng 30-10-10 hoặc 20-20-20.

Khi chồi cao 1 cm thì nhú chòm lá non nên bạn có thể tháo bỏ dây thắt trên cây mẹ.

Chồi cao 2 cm và nâng lá lên khỏi mặt giá thể thì chăm sóc bình thường cùng cây mẹ, chờ rễ cây con.

Chùm rễ của cây con khỏe bạn cắt tách cây con cùng viên than rễ đang bám vào sang chậu mới.

Lưu ý: Sau khi tách chồi, bạn bôi thuốc phòng bệnh cho vết cắt, tránh nắng, mưa cho cả con lẫn mẹ.

2. Nhân giống lan Phi Điệp.

Chọn giống.

Có 3 cách nhân giống Lan Phi Điệp:

Cách 1. Nhân giống Lan Phi Điệp từ thân mẹ đột biến.

Cách 2: Nhân giống Lan Phi Điệp từ gốc.

Cách 3. Nhân giống từ quả.

Phương pháp nhân giống.

Cách 1: Nhân giống Lan Phi Điệp từ thân mẹ đột biến.

Chọn giống.

Bạn chọn thân Lan Phi Điệp già (ưu tiên giống hoa đột biến trên thân).

Chuẩn bị.

Keo bôi liền sẹo.

Dao sắc.

Giá thể, chậu trồng, giàn ươm.

Rêu, nước vôi, nước sạch.

Sau thời gian bồi bổ mầm gốc bạn dùng dao hoặc lưỡi lam cắt thân già của Lan thành từng đoạn 3 – 4 mắt hoa.

Thuốc trừ sâu bệnh.

Phương pháp nhân giống.

Bước 1: Bạn chọn nơi nhân mầm có độ ẩm cao, ít ánh sáng, làm giá cao hơn mặt đất khoảng 1m tránh khuẩn hại, sâu bọ.

Chuẩn bị giá và rêu ngâm qua nước vôi.

Bước 2: Đặt lưới mắt nhỏ để tiến hành nhân giống, rải một lớp rêu đã qua xử lý lên một lớp khoảng 4cm.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc lan u lồi đơn giản nhất - Sfarm

Bước 3: Xếp các đoạn Lan Phi Điệp cần nhân giống lên giàn lưới.

Bước 4: Tưới nước mỗi ngày cho giàn ươm.

Cách 2: Nhân giống Lan Phi Điệp từ gốc.

Chuẩn bị.

Gốc Lan Phi Điệp.

Keo bôi liền sẹo.

Dao sắc.

Giá thể, chậu trồng, giàn ươm.

Rêu, nước vôi, nước sạch.

Thời điểm.

Mầm gốc của Lan Phi Điệp thường nảy sinh vào cuối mùa đông nên đây là thời điểm thích hợp để thực hiện nhân giống.

Trước thời gian tiến hành nhân giống cần phải bồi bổ cho gốc mẹ khỏe mạnh, đủ dinh dưỡng để nuôi cả mẹ lẫn con sau khi tiến hành thủ thuật.

Sau khoảng 1 tháng, khi mầm non đã đủ khỏe mạnh để tự nuôi mình bạn có thể dùng dao cắt, tách với cây mẹ để nó tự sinh trưởng.

Sau khi đã tách mầm non thứ nhất, bạn tiếp tục làm theo trình tự và chăm bón đầy đủ cho cây mẹ trên để nhân giống cây thứ 2.

Cách 3. Nhân giống từ quả.

Nhân giống bằng quả là phương pháp nhân giống tự nhiên và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, những cây mẹ đột biến sẽ không thể truyền cho con qua cách nhân giống này.

Bước 1: Lấy quả Lan Phi Điệp già, chín từ trên cây.

Bước 2: Làm giá thể cao 1m so với mặt đất, chọn nơi có độ ẩm tốt, lót tấm lưới để thoáng cho phần giá thể.

Rêu ngâm qua nước vôi rải đều lên giá thể.

Dùng hạt từ quả của Lan Phi Điệp rải đều lên giàn đã phủ rêu. Tưới nước đều mỗi ngày.

Lưu ý: Tránh nơi ánh nắng cao.

https://www.youtube.com/watch?v=Oyr8ZPXy-qM

3. Cách nhân giống lan dendro.

Chọn giống.

Hoa lan dendro to khỏe.

Chuẩn bị.

Chậu trồng hoa.

Nước sạch, dao sắc.

Parafin hoặc bôi vôi, son môi.

Dung dịch urê, 1 muỗng càphê.

Cát ẩm.

Sinh tố B1.

Phương pháp nhân giống.

Bạn cắt từng đoạn thân mang khoảng 1 – 2 mắt nhúng hai đầu đoạn cắt vào parafin hoặc bôi vôi, son môi.

Sau đó, đặt các đoạn nằm ngang, trên mặt cát ẩm, che lại bởi một lồng kính, ba ngày phun một lần dung dịch urê, 1 muỗng càphê/4 lít nước, sinh tố B1 trong thời gian 2 tuần.

Sau 2 tuần, bạn chỉ phun dung dịch nửa muỗng cà-phê trong 4 lít + sinh tố B1 cho đến khi cây con mọc và phát triển thời gian đầu.

Lưu ý: Sau khi nhân giống bạn cần có cách chăm sóc hoa lan dendro hợp lý để chúng có lực phát triển nhanh giúp ra những bông hoa tuyệt đẹp.

4. Cách nhân giống lan Giả Hạc.

Chọn giống.

Cây hoặc thân lan Giả Hạc già to đẹp, khỏe mạnh, không bị sâu hay thối nhũn.

Chuẩn bị.

Nước sạch.

Giá thể trồng lan.

Phân bón, cà phê.

Dụng cụ tưới nước.

Phương pháp nhân giống.

Bạn chọn thân lan Giả Hạc già cắt thành từng đoạn dài 15 – 20 cm.

Dùng son móng tay hoặc vôi bôi lên 2 đầu cắt để chống nhiễm bệnh, nấm cho cây.

Bạn đặt thân Giả Hạc lên khay có rêu hoặc mùn cưa ẩm.

Sau ít tháng chăm sóc đều, cây con mọc ra từ các đốt của thân già.

Khi cây non cao chừng 4-5 cm hay rễ dài khoảng 3-4 cm đem trồng trong chậu hoặc giá thể như vỏ dừa, thân cây mộc…

Lan là loài ưa nhiều ánh sáng nên bạn trồng ở nơi có nắng nhẹ với lưới che. Nhiệt độ ban đêm từ 15.6°C, ban ngày là 35°C là thích hợp. Độ ẩm lý tưởng 60-70%.

Cây non cần tưới nước, bón phân theo liều 20-20-20 với dung lượng một thìa cà phê gạt trong 4 lít nước, bón mỗi tuần một lần.

Lưu ý: Lan Giả Hạc Dendrobium anosmum Lindl cũng như mọi loài trong giống Dendrobium, sau 2 năm trồng rễ và thân bám đầy giá thể thì phải tiến hành trồng lại, nếu không cây sẽ suy kiệt dần, có khi chết đi.

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp vàng Dendrobium chrysanthum

5. Cách nhân giống Lan Ngọc Điểm rừng.

Gồm 3 phương pháp chính.

Nhân giống tự nhiên.

Nhân giống theo phương thẳng đứng.

Phương pháp ép cây mẹ đẻ con.

Lan Ngọc Điểm (Đai Châu) là loại lan rừng tên khoa học Rhynchostylis Gigantea, hoa có màu trắng tinh khôi xen kẽ đốm tím, thích nghi với nhiều môi trường khác nhau, thường nở hoa vào đầu năm mới.

Chọn giống.

Cây lan Ngọc Điểm to khỏe.

Thời gian.

Bạn nên chọn mùa mùa xuân hoặc sau mùa hoa để nhân giống.

Chuẩn bị.

Thuốc sát trùng, dây đồng loại nhỏ.

Bột liền sẹo.

Thuốc kích thích.

Dao sắc.

Nước sạch.

Giá thể trồng.

Phân bón.

Que nẹp, dây buộc.

Dây điện loại nhỏ.

Phương pháp nhân giống.

Cách 1: Nhân giống tự nhiên.

Nếu cây dài bạn có thể cắt thành nhiều khúc 30 – 50 cm rồi sát trùng vết cắt.

Để nơi mát mẻ, độ ẩm vừa, bôi thuốc kích thích 1/ tuần.

Đặt cây nằm ngang và dùng que tre nẹp thẳng cây lại rồi tiếp tục chăm bón, phun kích thích cho cây. Sau thời gian tự khắc nó sẽ ra chồi non.

Lưu ý: Càng nẹp lâu thì cây càng sinh ra nhiều nầm non.

Cách 2: Nhân giống theo phương thẳng đứng.

Treo ngược giỏ cây lan lên cành cây cao khoảng 2m.

Nếu được chăm bón đầy đủ cùng với thời tiết thích hợp, cây mẹ sẽ sinh nhiều mầm non cùng lúc.

Lưu ý: Để để bảo cây mẹ không bị mất dáng sau sinh, bạn nên nẹp cây lại.

Cách 3: Phương pháp ép cây mẹ đẻ con.

Bạn dùng dây điện căn lên phần gần rễ to rồi dùng dây lõi đồng nịt chặt vào thân cho dây lún 1mm. Sau đó, vệ sinh, chăm bón cây mẹ đầy đủ.

Lưu ý: Không thắt cây ở đoạn thân, ngọn và chỉ nên cho cây sinh từ 1 – 2 con để đảm bảo sinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con.

6. Cách nhân giống lan thân thòng.

Chọn giống.

Chọn cây lan thân thòng khỏe mạnh.

Nước sạch.

B1 + TERRA SORB.

Phân NPK.

Giá thể: Than, dớn, sơ dừa, than…

Dây điện loại nhỏ.

Phân hữu cơ + vô cơ.

Phương pháp nhân giống.

Các bước nhân giống chồi non cho lan thân thòng.

Thời điểm thuận lợi nhất để ươm chồi non là sau khi cây ra hoa, chồi non mọc đủ dài, rễ bám vào giá thể.

Lúc này, bạn dùng kéo sắc đã khử khuẩn cắt phần thân đã ra hoa xuống để ươm chồi.

Sau khi bạn tiến hành thủ thuật cắt thân mẹ định ươm chồi non (cắt thành từng đoạn 20 – 30 cm).

Bôi keo 502/vôi/sơn móng tay vào chờ cho vết cắt lành và khô.

Sau một ngày bạn đem ngâm phần thân cây ươm khoảng 1 giờ theo tỉ lệ 1,5ml B1 + 2ml 1,5ml B1 + 2ml 4 cho 1 lít nước.

Sau đó, bạn để cây khô 5 giờ và ngâm lại lần nữa.

Ươm thân non.

Bạn đặt những đoạn thân này vào chỗ ẩm, nhiệt độ từ 25 – 28 độ C phù hợp, tránh ánh nắng, giá thể đặt cao hơn mặt đất 1m.

Bạn tưới nước cho chậu cây hằng ngày để cây con sinh trưởng tốt.

Sau 3 tháng bạn sẽ thấy từ các mắt ngủ chồi non sẽ nhú lên.

Lưu ý: Khoản 2 tuần/ 1 lần bạn ngâm thân cây mẹ vào dung dịch B1 theo tỉ lệ 1,5ml B1 + 2ml 1,5ml B1 + 2ml 4 cho 1 lít nước.

Chăm sóc chồi non.

Sau khi chồi non nhú ra từ mắt ngủ, bạn tưới B1 + TERRA SORB loãng cho cây để kích thích ra rễ.

Hơn 1 tháng sau khi cây ra rễ dài 1cm bạn mang ghép vào dớn hoặc gỗ (để nơi thoáng mát).

Xem thêm  Hoàng thảo đùi gà: nhận biết, cách trồng lan đùi gà như thế nào?

Tưới phân NPK 30-10-10 + B1 liều thấp theo chế độ 8 ngày/ 1 lần.

Cây non phát triển được khoảng 2 – 3cm, bạn tăng cường ánh áng để cây phát triển hơn.

Khi cây đã phát triển mạnh, rễ bám chặt thì bạn cần kết hợp phân hữu cơ + vô cơ.

Sau khoảng 18 tháng cây cho ra hoa bói.

https://www.youtube.com/watch?v=NR6_iRLiXnk

7. Cách nhân giống lan trầm.

Lan trầm rừng có tên khoa học: Dendrobium parishii.

Chọn giống.

Cây trầm tím rừng khỏe mạnh.

Thời điểm.

Bạn chọn từ tháng 11 âm lịch cho tới tháng 2,3 âm lịch năm sau để ghép, nhân giống.

Hiện nay, người ta lai tạo giữa các giống trầm với nhau để tạo ra các giống trầm mới, hoặc lai các giống trầm với các giống giả hạc để tạo thêm rất nhiều giống khác…

Chuẩn bị.

Giá thể như vỏ thông vụn, lũa.

Giống lan trầm.

Nước sạch, dụng cụ tưới.

Chậu trồng kích thước phù hợp.

Bạn trồng chậu kích thước vừa phải để cây phát triển tốt.

B1+Atonik, Physan,

Phương pháp nhân giống.

Bước 1: Chia giống.

Bạn dùng dụng cụ sắc để tách riêng từng giả hành ra (không cắt vào mắt ngủ còn lại dưới gốc). – Với giả hành 1 – 2 tuổi bạn nên để dính vào nhau để đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho giả hành con sau này. Còn đối với giả hành 3,4,5,6 tuổi thì bạn nên tách từng cọng ra.- Tỉa rễ già, cắt rễ.

Bước 2: Ngâm.

Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.

Vớt ra để ráo khoảng 3 giờ.

Ngâm B1+Atonik (nồng độ như trên bao bì trong 30 phút) (Atonik dùng vài lần thôi, không nên lạm dụng).

Bước 3: Treo.

Găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chẵc chắn.

Bạn tách riêng giả hành tơ với giả hành tơ ghép chung 1 bảng, giả hành già 1 bảng.

Giả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.

Bạn để lan cách mặt đất 50cm, cách lưới 2,5-3m, bên dưới đào hào đổ nước thì cây lan sẽ phát triển.

Bón phân.

Bạn phun B1+Atonik ở mức vừa phải theo chế độ 8 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.

Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.

Khoảng 8 tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.

Ít tháng sau, cây sẽ cho ra đợt hoa bói đầu tiên.

8. Cách nhân giống hoa lan vanda.

Chọn giống.

Chọn cành lan Vanda đẹp, lá xanh tốt cho hoa nhiều với đủ màu sắc: tím, hồng, hồng dâu…

Xơ dừa.

Nước sạch.

Dụng cụ tưới.

Thuốc kích thích.

Phương pháp nhân giống.

Các cành lan Vanda được ghép trực tiếp vào gốc gỗ bằng những chiếc đinh cố định, các rễ chính của lan dính liền với gốc ghép, không sử dụng các chất trồng cố dịnh như xơ dừa, vỏ dừa giống các sản phẩm khác.

Sau thời gian được chăm sóc để hoa lan vanda phát triển tốt, các cành lan ra nhiều xanh tốt, rễ mạnh và mọc dài buông rũ thì cây bắt đầu ra hoa.

Những chùm hoa Vanda sặc sỡ sẽ giúp sản phẩm trở nên nổi bật hơn, khu vườn nhà bạn đặc sắc, sinh động hơn.

  • Fanpage: https://www.facebook.com/TrongRauSachvaLamVuontaiNha
  • Website: https://giongrausach.com/

Lan Vanda ghép gốc cây thường được sử dụng để trang trí các tiểu cảnh sân vườn biệt thự, tiểu cảnh tự nhiên trong các khu du lịch, nghỉ dưỡng, restort hay trồng trong tiểu cảnh giếng trời để trang trí trong phòng làm việ của các công ty, nhà hàng, khách sạn…