Kinh nghiệm: trồng lan hài

Trồng lan hài

Trồng lan hài

HƯỚNG DẪN TRỒNG

+ Hài sau khi mua về rễ thường khô, ta phun nước vào rễ; sau đó ngâm phần gốc rễ vào khay nước, sau 1 ngày cây no nước, lá căng lại rồi ta đem mới trồng
(vì thời gian ngâm lâu nên không cho phân hay chất kích thích, có thể cho Nano Kito để xử lý mầm bệnh )
+ Giá thể có thể là mụn xơ dừa, xơ dừa (cắt khúc nhỏ cỡ ngón tay ), dớn vụn, dớn chile, dớn cù lần xay, vỏ thông vụn; trồng 100% từng loại hoặc trộn lẫn các loại không theo một tỉ lệ nào.
+ Trồng lan vào chậu, cho giá thể vừa chặt, lưu ý: Không trồng giá thể lấp thân.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC

+ Không cho Hài ăn nắng trực tiếp.
+ Cây mới trồng nên để dưới mái che, khi rễ phát triển có thể đem trồng ngoài trời.
+ TƯỚI: Ngày tưới thật đẫm 1 đến 2 lần (giúp rửa sạch giá, rễ luôn sạch). Không tưới phun sương.

Trồng lan hài

PHÂN BÓN & PHÒNG BỆNH:
+ Tưới tốt nhất là dùng men nở tươi (làm bánh)
(CÁCH LÀM: Hòa tan 1 viên men nở tươi 50 gam cho 10 lít nước, tưới trực tiếp dung dịch đó, hoặc ngâm chậu vào nước men khoảng 15-20 phút sau đó nhấc ra để ráo nước, 7-10 ngày dùng 1 lần)
+ Phân bón tan chậm: các bác dùng phân tan chậm trắng của Đài, phân hữu cơ Riger.
+ Phân bón lá: như cho giả hạc (phi điệp), nhưng liều lượng giảm còn 1/2. Hàng tháng phun Axit Humic.
+ Phòng bệnh : như các loại lan khác, lưu ý thêm khi phun vào giá thể hài thì phun đẫm hơn.

Xem thêm  Cách Trồng Lan Thanh Đạm Tuyết Ngọc Đơn Giản Tại Nhà

+ Với cách chăm sóc như trên sẽ giải quyết bài toán giá thể hoại mục gây hư rễ. Còn úng thì các bác đừng sợ, lan Hài không chết do úng mà chết do giá thể quá bẩn, do giá thể thay đổi nhiệt độ quá lớn trong ngày, do bị khô quá,…
Tác nhân gây bệnh nguy hại nhất với Hài là nấm sợi dạng hạch trong giá thể.

File tài liệu tham khảo bệnh thối rễ

benh-thoi-re-va-than-nguon-goc-tu-datTải xuống

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM TRỒNG (Trước và sau 1 năm):

Chúc các bác thành công!
Nguồn: Bác Minh Hoang – VOG

Xem thêm: Kinh nghiệm chơi lan
Fanpage: Lan Việt
Kênh Youtube: Lan Việt