Trong thế giới các loài lan có vô vàn màu sắc và hương sắc khác nhau. Từ nổi bật rực rỡ cho đến thanh cao và mềm mại. Mỗi loại đều có những yêu cầu điều kiện sống và sinh trưởng khác nhau nhưng có chung nhiều điểm chỉ có ở các giống lan.
Lan là giống cây có nguồn gốc từ rừng sâu. Tùy vào điều kiện môi trường rừng khác nhau mà các loại lan có sự thích nghi khác nhau. Để trồng và chăm sóc các loại lan nói chung được khỏe mạnh và ra hoa nở to đẹp bạn cần đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Với các yếu tố quan trọng nhất được nêu như ánh sáng, tưới nước, giá thể trồng, độ ẩm và chế độ bón phần cho cây.Chú ý đến việc thiết kế vườn trồng lan Với việc trồng và chăm sóc lan dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp hoặc để kinh doanh thì việc chọn và thiết kế vườn trồng là khâu đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Với người chơi lan bình thường: bạn có thể chọn những nơi cao ráo thoáng mát như sân thượng, mái hiên hoặc trên lan can đều trồng được loại lan này. Một chú ý bạn nên cân nhắc là với những ngôi nhà có vị trí này thường sẽ nóng và khô hơn do ảnh hưởng của kết cấu nhà bê tông. Nếu có thể bạn nên đặt thêm những chậu cây khác cao to để che bớt nắng và cung cấp độ ẩm trong không khí cho lan. Với những hộ kinh doanh lan thì cần thiết kế những khu vườn trồng lan chắc chắn và bền chống được cả gió bão. Bên trên khu vườn cần thiết kế thêm giàn che nắng bằng các loại lưới đen hai lớp để giúp cản bớt ánh nắng cho lan. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan.
Chọn lựa giống lan phù hợp Nếu như mới trồng bạn nên trồng những loại lan dễ sống, phát triển mạnh và cho hoa nở lien tục. Một số loại lan dễ trồng bạn có thể cân nhắc chọn trồng đó chính là Lan vũ nữ, Lan Hồ Điệp, Lan Dendrobium vv. Những loại lan này dễ chăm sóc và ra hoa khá đẹp.Kĩ thuật trồng lan nói chung Khi bạn trồng bạn tiến hành lấy xơ dừa bó xung quanh lan cấy mô và dùng dây nịt cuốn lại đặt lên trên đầu giàn. Sau khoảng 6-7 tháng trồng thì bạn chuyển cây sang chậu nhỏ. Lúc này cây đã có chiều cao 30cm và bạn tiếp tục chuyển sang chậu lớn để trồng. Sau mỗi lần chuyển chậu thì định kì 1 tuần bón phân cho cây một lần. Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.Cách chăm sóc lan ra hoa nở đẹp Các loại lan nói chung nhiều loài dễ trồng dễ chăm sóc tuy nhiên cũng không hiếm loại cây khó trồng và tính khí khá đỏng đảnh. Đễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.Chế độ chiếu sáng Có thể nói cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sinh sản của lan. Nếu thiếu nắng cây lan của bạn tuy vươn cao nhưng ốm yếu và nhỏ không mập và lá thường có màu xanh tối nên dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu như quá thừa nắng thì cây dễ bị vàng lá và có nhiều vết nhăn. Hoa sẽ nở sớm và khi cây còn nhỏ thì hoa sẽ ngắn và kém phát triển. Tùy theo độ tuổi của cây lan mà chúng ta chiếu sáng cho phù hợp. Một số loại lan điển hình ít chịu nắng như lan Hồ Điệp có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda lá hẹp có thể chịu được khoảng 70% nắng. Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và thời điểm ra hoa cần chiếu sáng nhiều hơn.
Chế độ bón phân cho cây Trong việc trồng lan thì việc bón phân cho lan là điều cần thiết đôi khi là bắt buộc đối với một số loại lan khó tính ưa dinh dưỡng cao. Một khi cây lan đủ dinh dưỡng lan sẽ phát triển xanh tươi, lá và giả hành sẽ to mập đồng thời hoa nở nhiều đều và đẹp. Theo nghiên cứu về dinh dưỡng của các loại lan nhìn chung lan cần cung cấp khoảng 13 loại chất dinh dưỡng khoáng và thuộc các nhóm, đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl). Nếu trong quá trình trồng lan bị thiếu hoặc mất cân đối thì lan sẽ không thể nào phát triển tốt được. Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, Hiện nay việc bón phân qua lá là việc làm hiệu quả và tốt nhất cho đa số các loại lan.Nguyên tắc chung khi bón phân cho lan Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.Chế độ tưới nước cho lan Lan có nguồn gốc trong rừng sâu nơi có nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao nên việc tưới nước cho lan là điều cần thiết. Lan thiếu nước sẽ khô héo và giả hành sẽ teo lại . Nếu thừa nước thì cây sẽ bị thối đọt nhất là với những loại lan mọc sít nhau thành từng bụi một. Yêu cầu nguồn nước tưới cho lan không bị nhiễm phèn, mặn và những tạp chất. Độ pHtốt nhất cho lan khoảng 5-6. Khi tưới nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.Phòng trừ sâu bệnh hại cho lan Đa số các loại lan khá ưa điều kiện thoáng mát và sạch sẽ. Lan cũng dễ bị nhiễm sâu bệnh và nhất là trong điều kiện chăm sóc kém và điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh hại lan mà có biện pháp xử lý khác nhau. Những loại thuốc phun cho lan đều có liều lượng và nông độ phun được ghi trên nhãn mác bao bì sản phẩm. Trên đây là những kiến thức về các loại hoa lan đẹp – hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn sở hữu được những chậu lan to đẹp và hoa bền lâu.
THeo hoadepviet.com
- Các bài viết liên quan
- Cách trồng lan cơ bản cho người mới chơi
- Cách chăm sóc để phong lan ra hoa đậm màu hơn
- Bón phân cho lan đúng kỹ thuật
- Cách kích thích lan phát triển bền vững
- Cách làm GE bón cho lan hiệu quả
- Chăm sóc lan mùa lạnh
- Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân
- Bệnh đốm bông
- Nấm hạt cải gây bệnh trên lan
- Nấm Rhizoctonia gây thối rễ lan
- Bệnh héo úa hay còn gọi bệnh chết chậm
- Bệnh đốm lá lan
- Bệnh Thán Thư – Anthracnose
- Làm mai che mưa cho lan kiểm soát độ ẩm
- Bệnh Thối Đen – Black Rot
- Gục thân lan nguyên nhân và cách khắc phục
- Tưới nước đúng cách cho lan vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng lan dưới mái hiên
- Phòng trừ bệnh cho lan vào mùa mưa
- Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan
- Trồng hoa lan thuỷ canh
- Môi trường phù hợp để trồng hoa lan
- Đánh giá sự phát triển và suy thoái của hoa lan
- Đánh bóng lá lan
- Tưới nước, bón phân cho lan Vanda và Mokara
- Trồng lan trơ rễ
- Atonik công dụng và cách dùng
- Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
- Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lan
- Phương pháp xử lý cây con, tưới nước và hãm cây
- Các loại virus gây hại trên lan
- Một số bệnh có tính lây nhiễm do nấm và vi khuẩn ở lan
- Ruồi vàng hại hoa lan
- Bọ trĩ – bù lạch – rầy lửa hại lan
- Các loại Rệp gây hại cho lan
- Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
- Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên phong lan
- Ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hoa lan
- Lan cần độ ẩm như thế nào để phát triển?