Hoàng Lan – thông tin chi tiết, báo giá, quy cách cây – Vingarden

Hoa Hoàng Lan sẽ có mùi rất thơm, hoa mọc thành từng cụm trên cành ngắn, hoa có 6 cánh dài, hình dải thuôn, lượn sóng, xếp thành 2 vòng

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HOÀNG LAN

Cây Hoàng Lan khoe sắc gữa đường phố

Tên khác: Ngọc lan tây, Công chúa, Sứ công chúa, Ylang-ylang, Ylang công chúa.

Tên khoa học: Cananga odorata

Thuộc họ: Mãng cầu – Annonaceae

Nguồn gốc:

– Cây có nguồn gốc từ Philippnes, Indonesia và Malaysia

– Phân bố tự nhiên rộng khắp ở các đảo Thái Bình Dương, ở vùng Bắc Australia, Polynesia, Melanesia, Micronesia, Thái Lan và Việt Nam

2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HOÀNG LAN

Hoa Hoàng Lan có mùi rất thơm

Cây hoàng lan chia làm 3 loại, cả ba loại đều ra hoa giống nhau.

Loại Hoàng Lan có cây thân gỗ lớn, loại này vẫn hay được trồng trong vườn.

Hoàng Lan lùn, cũng là cây thân gỗ nhưng nhỏ cao tối đa 2 m, có thể trồng trong chậu.

Loại Hoàng Lan có dạng dây leo có tên là cây dẻ

Thân : Thân cây hoa đẹp cao khoảng từ 10 đến 15 m, tán lá có hình trụ, cành cây thường mọc ngang và rất dễ gãy.

Vỏ: Vỏ của cây hoàng lan có màu xám trắng có thể dùng để làm thuốc.

Lá: Lá Hoàng Lan đơn mọc cách, xếp thành 2 hàng trên cành nhỏ và dễ rụng. Phiến lá cây mỏng và mềm, hình trái xoan, phần mềm hơi gợn sóng, đỉnh lá thuôn, 2 mặt nhẵn, dài khoảng 15 đến 20 cm, rộng khoảng 5 đến 8 cm.

Xem thêm  Cây Bạch Mã Hoàng Tử Công Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Trồng

Hoa: Hoa hoàng lan sẽ có mùi rất thơm, hoa mọc thành từng cụm trên cành ngắn, hoa có 6 cánh dài, hình dải thuôn, lượn sóng, xếp thành 2 vòng, đỉnh và đáy thuôn hẹp, lúc non thì có màu xanh lục, sau đó dần chuyển dần sang màu vàng. Vào mỗi dịp tháng 5 cây có nhiều hoa. Mỗi hoa sẽ cho ra 1 chùm quả, mỗi chùm chứa từ 10 đến 12 hạt, tựa hạt na.

Quả lúc đầu có màu xanh đến khi chín quả sẽ chuyển thành màu nâu đen.

3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOÀNG LAN

Vẻ đẹp của hoa Hoàng Lan

Trồng làm cảnh quan trang trí sân vườn rất đẹp. Hình dáng cây đẹp, dễ tạo tán, cây thường xanh ít rụng lá theo mùa, hoa đẹp có mùi thơm rất thích hợp cho việc trồng cây đường phố, công viên, khuôn viên… Làm thuốc: Vỏ hoàng lan làm thuốc chữa đau bao tử, có tác dụng nhuận tràng. Ở nước Java, hoa khô dùng làm thuốc trị bệnh sốt rét, hoa hoàng lan tươi giã nhuyển thành bánh trị bệnh dời leo. Dầu chiết xuất từ hoa Lan Tây trị ngẹt thở, áp huyết cao.Ở Malaixia người ta dùng hoa cây Hoàng lan để trị bệnh hen suyển, thống phong, nhức đầu…. Hoa khô dùng trị bệnh sốt rét, hoa tươi giã nhuyễn chữa bệnh dời leo, hen suyễn, thống phong, nhức đầu vì trong hoa có chứa chất canangin.

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOÀNG LAN

Chế độ chăm sóc Hoàng Lan ( Lan Tây)

Xem thêm  Có nên để cây phát lộc trên bàn thờ không? Câu trả lời chính xác nhất:

Chế độ tưới nước

– Sau khi trồng một đến 2 tuần đầu tưới nước cho cây vừa phải không nên tưới đẫm. Hàng ngày định kì chỉ phun sương vào gốc để giữ ẩm cho cây. Nếu như tưới nhiều quá thì cây Hoàng Lan sẽ bị trút lá đi.

-Vào mùa mưa bạn không nên tưới nước vì nếu không sẽ khiến cây bị úng. Mùa nắng hãy tưới nước cho cây dạng bình phun sương để duy trì độ ẩm trong đất và lá.

Chế độ bón phân cho cây

-Cây Hoàng Lan muốn xanh tốt và cho hoa nở to và đẹp thì cần phải bón thêm phân cho chúng. Phân bón cây có thể là loại phân NPK và phân hữu cơ ủ hoai mục. Khi bón nên hòa với nước cho loãng ra rồi dùng bình tưới tưới lên trên đó.

Kích thích cho cây ra hoa

-Việc ra hoa của lan hoàng lan sẽ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Nếu như nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột sẽ khiến chồi hoa bật lên. Thường thấy nhất là sau mỗi trận mưa rào nhiệt độ giảm đột ngột vài hôm sau nụ hoa đã bật lên và nở hoa trong một vài ngày sau đó. Nắm được việc này bạn có thể sử dụng đèn hoặc thay đổi nhiệt độ sẽ giúp hoa nở sớm hay muộn tùy ý.