Cây sơn tùng: đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa & cách chăm sóc

Cây sơn tùng hay thường có tên gọi khác là cây búp tùng hay tùng núi. Cây được trồng làm cây cảnh trang trí nội, ngoại thất tại sân vườn hay văn phòng…

Đặc điểm cây sơn tùng

Cây sơn tùng thuộc hình dáng cây thân gỗ nhỏ, họ cây lá kim chúng có những cành lá um tùm mọc theo dạng hình tháp. Ở phần dưới của cây thì phình to, thóp ở trên thì nhỏ dần từ gốc lên đến ngọn. Cây có khả năng phát triển chậm với sức sống quanh năm, có khả năng chịu được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, chiều cao trung bình của cây đạt khoảng 30cm – 80cm.

  • Tên khác: Sơn Tùng, Tùng Búp, Tùng Núi
  • Tên khoa học: Pemphis Acidula
  • Họ: cây lá Kim
  • Xuất xứ: Châu Á

Để nhận diện chính xác cây sơn tùng thì bạn nhìn vào thân hình của cây có rất nhiều nhánh chính, nhiều thân và nhánh nhỏ xung quanh, thân cây rất chắc, dẻo dai khi bẻ thì rất khó gãy với một lớp vỏ màu xanh.

Nhìn khách quan thì chúng ta thấy những chiếc là kim mọc thành từng lớp rất dày dặn bao quanh cành, nhanh, lá hơi nhỏ, nhọn thường có màu xanh quanh năm, phần trên lá thì hơi ngã sang màu trắng bạc.

Trong cuộc sống hàng ngày bạn sẽ thấy sơn tùng được trồng rất phổ biến trong các công trình đường phố, công viên, biệt thự, công sở,…cây thường được trồng kết hợp với một số là màu nhỏ tạo khóm, xen kẽ những tán đá cảnh để tạo đồi,..

Xem thêm  Thế giới cây và hoa cho cuộc sống thêm tươi đẹp !

Khi sơn tùng được trồng trong các chậu sứ thì có thể trưng bày trong không gian nhà ở, văn phòng làm việc, cửa hàng, trung tâm thương mại, ban công,..ở những nơi ánh sáng có thể rọi vào.

Nhiều người sành sỏi về các loại cây cảnh thì họ thấy thân chắc dẻo của cây sơn tùng và đã sử dụng cây để tạo nhiều hình, thế khác nhau thật thu hút.

Tác dụng cây sơn tùng

Cây có khả năng góp phần mang lại không khí trong lành, thanh lọc những bụi bẩn xung quanh. Bởi cây Sơn tùng là cây lá kim – một trong những nhóm cây quan trọng nhất trên thế giới, giúp lọc khí cacbonic, điều hòa khí hậu môi trường sống. Vì thế nếu bạn đang tìm các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà đẹp thì đừng bỏ lỡ cây sơn tùng nhé.

Cây Sơn tùng là một trong những loại cây mà chúng ta rất dễ bắt gặp trong các khu công viên cây xanh hay các không gian công cộng trong thành phố.

Ngoài ra, nó còn rất phù hợp để trang trí trong các quầy tiếp tân hoặc tạo thêm sắc xanh bằng việc trồng ở những chiếc bồn trên ban công, nơi đón được các tia nắng ban mai rọi vào.

Nhắc đến công dụng trang trí của cây Sơn tùng thì cũng không thể bỏ qua được vào mỗi mùa giáng sinh, bởi kiểu dáng khá giống với cây thông Noel nên cây Sơn tùng cũng ngày càng được sử dụng phổ biến, đa năng thay cho cây thông cao lớn, có phần hơi bất tiện nếu đặt tại các không gian có diện tích khiêm tốn.

Xem thêm  Ý nghĩa - cách trồng và chăm sóc cây đô la - Vườn Sài Gòn

Ý nghĩa cây sơn tùng

Không chỉ ở nước ngoài mà giờ đây ở Việt Nam cũng đang trở nên rất phổ biến. Cây sơn tùng được sử dụng cho những ngày lễ giáng sinh (Noel) không chỉ tạo nên khoảng khắc tuyệt đẹp để mọi người vui chơi, quây quần bên nhau cảm nhận được không khí cuối năm đầy màu sắc. Mà còn là dịp lễ để trao nhau những món quà đầy ý nghĩa, tình cảm để tận hưởng những giây phút ngọt ngào, yêu thương.

Khi đặt chậu cây sơn tùng trong nhà sẽ góp phần mang lại không khí trong lành, lọc đi những bụi bẩn xung quanh nhà.

Với một vẻ đẹp mà hầu hết được nhiều người biết đến và ưa chuộng, muốn được trưng bày tại nhà ở của mình hay văn phòng làm việc nhưng chưa biết đến cách trồng và chế độ chăm sóc của cây thì hãy xem chi tiết kỹ thuật thuật chăm sóc cây như sau:

Hướng dẫn chăm sóc cây sơn tùng

Thuộc cây ưa nắng, không phát triển được trong môi trường bóng râm. Cây được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc giâm cành. Cây phù hợp với môi trường đất dinh dưỡng cao, tốc độ sinh trưởng chậm.

  • Có thể đặt cây trong phòng nơi có ánh sáng hắt nhẹ,để cây nới ánh sáng gián tiếp như cửa sổ ban công, tránh để nơi có ánh nắng gắt hoặc quá nóng.
  • Tưới trực tiếp vào đất từ từ đến khi ướt bầu, tưới lại khi đất khô (khoảng 2-3 ngày tưới/1 lần)
  • Cách tưới: Tưới vào đất & kết hợp phun sương lên lá để cung cấp độ ẩm cho cây.
  • Nếu có điều kiện nên phơi nắng nhẹ 1-2 tiếng/ngày để cây bền và khỏe.
  • Đất phải thoát nước tốt, thoáng khí và xốp.
Xem thêm  Cách phân biệt hoa ngâu và hoa Nguyệt quế? - ACC GROUP

Lưu ý:

– Khi cây có hiện tượng lá bị khô cháy có thể do cây bị khô và nóng: xử lý đưa cây vào nơi có nhiệt độ dịu mát hơn, cắt bọ lá bị cháy héo, xịt phun sương trên lá để cung cấp độ ẩm cho cây.

– Dinh dưỡng: Sau 6 tháng hoặc khi thấy dấu hiệu cây vàng lá còi cọc nên cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây 2 tuần/1 lần. Pha dung dịch dinh dưỡng bằng nước gạo pha loãng tỉ lệ 1:5 hoặc phân NPK hòa tan theo tỉ lệ 2,5g pha 1 lít nước.

Sau đây là một số kiến thức cơ bản về CÂY SƠN TÙNG mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, để giúp bạn hiểu và nắm bắt rõ hơn về đặc tính CÂY SƠN TÙNG, mong rằng chúng sẽ hữu ích cho việc bạn lựa chọn và chăm sóc CÂY SƠN TÙNG một cách tốt nhất.