Cây Sừng Hươu và những điều có thể bạn chưa biết???

Cây Sừng Hươu được biết đến như một loài cây xanh dùng để trang trí không gian sống. Ngoài ra đây còn là một loài cây có công dụng chữa được nhiều chứng bệnh trên cơ thể con người. Một loài cây màu xanh ngọc không có lá, chỉ có thân cây giống như sừng hươu. Và còn nhiều thông tin thú vị khác nữa mà không phải ai cũng biết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về loài cây này nhé!

Sừng hươu có màu xanh ngọc và không có lá

Thông tin chung về cây sừng hươu

Cây Sừng Hươu còn có một tên gọi khác đó là cây lộc nhung. Cây có tên khoa học gọi là hatiora – salicornioides. Loài cây này được trồng ở rất nhiều nơi khác nhau. Vừa có thể dùng làm cây cảnh trang trí lại vừa được coi như một loại thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Loài cây này hàng năm vẫn có hoa hàng năm. Được tái sinh rất nhanh ở trong điều kiện và môi trường sống thuận lợi.

Đây là giống cây thuộc họ xương rồng vì vậy mà thân cây mọng nước. Cây không có phát triển lá mà phần thân sẽ được chia thành những nhánh nhỏ. Độ dài của nhánh cây sẽ chênh lệch không quá nhiều. Nhìn bề ngoài cây trông giống như những sừng hươu, sừng nai nhỏ nhắn. Kích thước trung bình của cây sẽ từ 40cm trở lên. Sừng hươu có nguồn gốc từ những vùng trong khu vực Đông Nam Á. Sau đấy được đem trồng ở nhiều khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới.

Toàn thân cây có một màu xanh ngọc bích rất đẹp, tràn đầy sức sống kể cả khi không có lá. Cây luôn phát triển mạnh mẽ, tươi tốt quanh năm. Điểm đặc biệt của loài cây này chính là chúng rất ưa ánh sáng. Có khả năng chịu nhiệt cao, môi trường khô hạn. Cũng có thể trồng cây trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả là đất cát đá có nhiệt độ cao. Hàng năm cây đều ra hoa có màu vàng. Đến khi hoa tàn sẽ cho trái và rất nhiều hạt.

Xem thêm  Cây Xanh Ngoại Thất - Cây Cảnh Hà Nội
Cây luôn tràn đầy sức sống tươi tốt quanh năm

Ý nghĩa Cây Sừng Hươu với con người

Xét về vấn đề phong thủy, Cây Sừng Hươu sẽ đem đến sự thành công và may mắn cho những ai sở hữu chúng. Đặc biệt là với những người có mệnh Mộc, Thủy và Hỏa.

Cây đem đến nhiều may mắn cho người mệnh Mộc, Thủy và Hỏa

Đây là loài cây tượng trưng cho sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng nghỉ. Luôn cố gắng vươn lên cho dù gặp phải những chuyện khó khăn trong cuộc sống. Đây sẽ được xem là một món quà vô cùng vô cùng thú vị và ý nghĩa để đem đến sự may mắn cho cả người nhận lẫn người tặng.

Nhiều người mua và trồng loài cây này ở trong nhà giúp đem đến sức sống dồi dào và ý nghĩa về sức khỏe. Mong muốn mọi người luôn có đủ sức khỏe và năng lượng như chính cái cách mà loài cây này sinh tồn.

Lợi ích của Cây Sừng Hươu trong đời sống

Những lợi ích mà loài cây này đem đến chắc sẽ có nhiều người chưa hiểu rõ. Dưới đây là hai lợi ích chính của cây sừng hươu.

Dùng làm cây trang trí

Đối với những người là trong môi trường văn phòng, Cây Sừng Hươu sẽ là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp. Bởi những công việc văn phòng thường sẽ phải tiếp xúc với máy tính liên tục. Mà Cây Sừng Hươu có khả năng hấp thụ ánh sáng và cả những bức xạ, tia tử ngoại từ máy tính.

Bạn có thể đặt một chậu cây nhỏ xinh bên cạnh màn hình máy tính làm việc. Chúng sẽ giúp bạn hạn chế lượng ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt. Giảm thiểu tối đa lượng bức xạ làm hại cho da và toàn bộ cơ thể.

Cây dùng để trang trí bàn làm việc

Loài cây này được xếp vào những loại cây cảnh quý hiếm. Có thể kết hợp trồng trong chậu thủy tinh để làm nổi bật hình dáng cũng như màu sắc của cây. Sừng hươu sẽ sinh trưởng rất tốt ở những nơi có bóng râm. Vì vậy rất thích hợp để trồng làm cây trang trí nội thất như ở bàn làm việc, phòng họp, hành lang, giá sách, cửa sổ,… Ngoài ra bạn cũng có thể trồng sừng hươu cùng với nhiều loại cây khác để tạo nên một không gian sinh động, mát mẻ.

Xem thêm  Cây Lưỡi Cọp: Đặc Điểm, Công Dụng, Ý Nghĩa Trong Phong Thủy

Ứng dụng trong y học

Cây Sừng Hươu có vị ngọt và chát nhẹ. Có khả năng giải độc, detox, thanh nhiệt cho cơ thể, giảm tiêu sưng. Vì vậy chúng được chọn sử dụng trong những bài thuốc đông y cực kỳ hiệu quả. Thực tế thì người ta thường dùng lá sừng hươu để điều trị mụn nhọt, vết thương, dị ứng. Hoặc điều trị bỏng, ngứa, lở loét trên da,… Cách dùng cũng rất đơn giản, chỉ cần giã nát lá cây sau đó đắp lên trên vết thương.

Loài cây này còn có thể trị được vết thương do rắn cắn. Những người Châu Á dùng cây để sát khuẩn và điều trị chứng đau đầu. Có những nơi lại dùng để trị sốt, ho hoặc cảm lạnh…

Cây được dùng trong việc điều trị những vết thương do côn trùng như sâu bọ, muỗi cắn… Nếu bị tiêu chảy, lỵ,…hoặc một vài bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Hãy ép nước lá Cây Sừng Hươu ra và uống, cách làm này có tác dụng rất nhanh và hiệu quả.

Loại cây này có thể trị được rất nhiều bệnh

Những lợi ích trong việc điều trị và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thật sự rất tuyệt vời. Mặc dù được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến để chữa nhiều bệnh khác nhau hoặc bào chế làm thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng loại cây này để điều trị những bệnh không rõ nguyên nhân. Hãy đi khám và kiểm tra cẩn thận và nghe sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại cây này làm thuốc.

Cách trồng Cây Sừng Hươu

Sừng hươu là một loại cây thuộc họ xương rồng, vì vậy chúng rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Dưới đây sẽ là những yếu tố bạn cần lưu ý khi trồng cây:

Về ánh sáng: Khả năng thích nghi với môi trường của cây rất tốt. Vì vậy mà bạn có thể dùng được cả trong nhà lẫn ngoài trời. Những khu vực có ánh sáng bán phần hoặc là toàn phần. Tuy nhiên trong môi trường râm mát cây sẽ phát triển tốt hơn.

Xem thêm  Cây Kim Ngân Thắt Bím - Ý Nghĩa Phong Thủy - VỊ Trí Đặt Cây
Sừng hươu phù hợp để trong môi trường râm mát

Về nhiệt độ: Cây có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Nhưng thích hợp nhất sẽ là thời tiết mát mẻ. Cây sẽ sống tốt ở trong môi trường có điều hòa. Nhiệt độ phù hợp nhất là khoảng từ 15 đến 35 độ C.

Về độ ẩm: Đây là loài cây khá ưa những nơi có độ ẩm vừa phải. Vì vậy nên để cây ở những nơi khô ráo, độ ẩm vừa đủ. Tránh để cây bị úng nước, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khiến màu lá không được đẹp.

Về cách chăm sóc, tưới nước: Cây có nhu cầu sử dụng nước rất ít. Tránh tưới nước quá nhiều để cây không bị thối rễ hay nấm bệnh.

Sừng hươu không cần tưới quá nhiều nước

Nếu trồng ở trong nhà, bạn nên đem cây đem cây ra ngoài ít nhất 30 phút một tuần. Điều này giúp cây được quang hợp và phục hồi.

Về cách bón phân: Loài cây này sẽ không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy bạn chỉ cần bón phân khoảng 2 tháng một lần là đủ.

Một số thông tin khác về Cây Sừng Hươu

Có nhiều người thường nhầm tưởng sừng hươu với cây xương rồng sừng hươu. Có lẽ cũng do cái tên gần giống nhau dẫn đến sự nhầm lẫn này. Hai loại cây này có những đặc điểm về cấu tạo và tác dụng của cây hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra có người lại nhầm Cây Sừng Hươu là cây trường sinh lá rách. Tuy nhiên đây cũng lại là hai loài cây hoàn toàn khác biệt. Sừng hươu có khả năng tái sinh từ lá hoặc thân cây khi bị rơi rụng xuống mặt đất. Nếu gặp điều kiện và môi trường thuận lợi sẽ cho ra một cây mới khỏe mạnh, tươi tốt.

Cây trường sinh lá rách khác cây sừng hươu

Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến cây sừng hươu. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết thú vị về loài cây này.