Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc hoa lan tại nhà

Lan là giống cây có nguồn gốc từ rừng sâu, tùy vào điều kiện môi trường rừng khác nhau mà các loại lan có sự thích nghi khác nhau. Để trồng và chăm sóc các loại lan nói chung được khỏe mạnh và ra hoa nở to đẹp bạn cần đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Nếu như mới băt đầu trồng và chăm lan thì bạn nên trồng những loại lan dễ sống, phát triển mạnh và cho hoa nở lien tục. Một số loại lan dễ trồng bạn có thể cân nhắc chọn trồng đó chính là lan vũ nữ, lan hồ điệp, lan Dendrobium… những loại lan này dễ chăm sóc và ra hoa khá đẹp.

1. Tưới nước, bón phân và cắt tỉa hoa lan

Các loại lan nói chung nhiều loài dễ trồng dễ chăm sóc tuy nhiên cũng không hiếm loại cây khó trồng và tính khí khá đỏng đảnh. Để chăm sóc, chúng ta cần đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

Chế độ chiếu sáng

Có thể nói cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sinh sản của lan. Nếu thiếu nắng cây lan của bạn tuy vươn cao nhưng ốm yếu và nhỏ không mập và lá thường có màu xanh tối nên dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

Nếu như quá thừa nắng thì cây dễ bị vàng lá và có nhiều vết nhăn. Hoa sẽ nở sớm và khi cây còn nhỏ thì hoa sẽ ngắn và kém phát triển.

Tùy theo độ tuổi của cây lan mà chúng ta chiếu sáng cho phù hợp. Một số loại lan điển hình ít chịu nắng như lan Hồ Điệp có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda lá hẹp có thể chịu được khoảng 70% nắng.

Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và thời điểm ra hoa cần chiếu sáng nhiều hơn.

Chế độ bón phân cho cây

Trong việc trồng lan thì việc bón phân cho lan là điều cần thiết đôi khi là bắt buộc đối với một số loại lan khó tính ưa dinh dưỡng cao. Một khi cây lan đủ dinh dưỡng lan sẽ phát triển xanh tươi, lá và giả hành sẽ to mập đồng thời hoa nở nhiều đều và đẹp.

Theo nghiên cứu về dinh dưỡng của các loại lan nhìn chung lan cần cung cấp khoảng 13 loại chất dinh dưỡng khoáng và thuộc các nhóm, đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).

Nếu trong quá trình trồng lan bị thiếu hoặc mất cân đối thì lan sẽ không thể nào phát triển tốt được. Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao. Hiện nay việc bón phân qua lá là việc làm hiệu quả và tốt nhất cho đa số các loại lan. Nên dùng phân bón cân đối dạng lỏng, pha một nửa nồng độ và bón cho cây mỗi tháng một lần. Không tưới nước trong vòng vài ngày sau khi bón phân, nếu không, các chất dinh dưỡng có thể ngấm ra ngoài theo nước.

Xem thêm  Côn Trùng Hại Lan - Rệp Vảy, Rệp Sáp (P.1)

Nguyên tắc chung khi bón phân cho lan là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Chế độ tưới nước cho lan

Lan có nguồn gốc trong rừng sâu nơi có nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao nên việc tưới nước cho lan là điều cần thiết. Lan thiếu nước sẽ khô héo và teo lại nhưng nếu thừa nước thì cây sẽ bị thối đọt, nhất là với những loại lan mọc sít nhau thành từng bụi một.

Yêu cầu nguồn nước tưới cho lan không bị nhiễm phèn, mặn và những tạp chất. Độ pH tốt nhất cho lan khoảng 5-6. Khi tưới nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

Cách vài ngày một lần, bạn hãy chọc nhẹ một hoặc hai ngón tay vào giá thể trồng cây, sau đó rút tay ra và xoa hai ngón tay vào nhau. Nếu không thấy độ ẩm giữa hai ngón tay, bạn nên tưới nhẹ cho lan bằng cách rót nước vào giá thể trồng lan và để cho ngấm nước. Vài phút sau, bạn hãy đổ nước trong đĩa hoặc khay hứng nước dưới chậu cây.

Tùy vào khí hậu, độ ẩm và giá thể trồng cây, có thể bạn cần tưới lan mỗi tuần vài lần cho đến vài tuần tưới một lần. Chậu trồng lan trong suốt có thể giúp bạn xác định liệu đã đến lúc tưới cây hay chưa – nếu thấy không còn nước ngưng tụ bên trong chậu thì tức là đã đến lúc tưới cây.

Phun sương hàng ngày nếu độ ẩm dưới 40%

Cây lan sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có độ ẩm 40-60%. Bạn có thể mua dụng cụ đo độ ẩm ở trung tâm làm vườn hoặc siêu thị để kiểm tra độ ẩm trong nhà. Nếu độ ẩm đo được dưới 40%, bạn hãy dùng bình xịt để phun sương nhẹ lên cây lan và giá thể trồng cây mỗi ngày một lần. Nếu độ ẩm trong nhà cao hơn 60%, bạn nên dùng máy hút ẩm trong phòng có đặt chậu lan để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.

Cắt bỏ các cành đã ra hoa khi hoa tàn

Hoa lan không nở hoa quá một lần trên cùng một cành, ngoại trừ lan hồ điệp (Phalaenopsis). Nếu trồng lan hồ điệp, bạn hãy cắt cành hoa ngay bên trên 2 mắt dưới cùng của cành khi hoa tàn. Với các loài lan có củ bẹ, bạn hãy cắt cành ngay bên trên củ bẹ. Với những loài lan khác, bạn cần cắt cành càng sát xuống giá thể trong chậu càng tốt.

Xem thêm  Cách trồng lan rừng chi tiết và kinh nghiệm chăm sóc cây cho hoa

2. Tạo môi trường thuận lợi

Sử dụng chậu trồng cây có lỗ thoát nước

Điều thiết yếu khi trồng lan là chậu cây phải có các lỗ thoát nước để nước thừa chảy ra khỏi chậu. Nếu nước không thoát ra được, cây lan có thể chết vì bị thối rễ! Nếu cây lan của bạn đang được trồng trong chậu không có lỗ thoát nước, bạn cần trồng lại cây vào chậu mới.

Tìm loại giá thể thoát nước nhanh

Bạn có thể chọn giá thể làm từ vỏ cây hoặc từ rêu. Giá thể làm từ vỏ cây có độ thoát nước tốt và có khả năng chống úng, nhưng có thể bị phân hủy nhanh. Giá thể làm từ rêu giữ độ ẩm tốt hơn, nhưng bạn phải cẩn thận khi tưới, và có thể phải thay chậu thường xuyên hơn.

Gía thể trồng lan hiện nay phổ biến nhất là từ gỗ lũa và chậu đát nung. Gía thể bên trong chậu có thể là than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc hoặc dớn… Khi chuẩn bị bạn cần đặt than gỗ chặt khúc với kích thước 1x2x3cm và phải ngâm rửa sạch rồi phơi khô. Xơ dừa xé nhỏ cho tơi bạn nên ngâm khoảng 1 tuần cho bớt lượng tannin và chất mặn đi. Vỏ dừa bạn nhớ chặt khúc nhỏ như than rồi ngâm qua nước vôi 5% để diệt sạch nấm bệnh.

Nên đặt chậu cây gần cửa số theo hướng nam, hướng đông

Cây lan cần ánh sáng mạnh nhưng gián tiếp để có thể phát triển tốt. Nếu có điều kiện, bạn hãy đặt chậu lan gần cửa sổ hướng nam hoặc hướng đông để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng mặt trời với cường độ thích hợp. Nếu chỉ có cửa sổ hướng tây, bạn hãy che rèm để bảo vệ cho lan khỏi cháy nắng. Cửa sổ hướng bắc có thể không cung cấp đủ ánh sáng cho cây nở hoa.

Duy trì nhiệt độ trong nhà khoảng 16-24 độ C

Cây lan sinh trưởng tốt trong nhiệt độ trung bình và sẽ chết khi quá lạnh. Mặc dù nhiệt độ thích hợp sẽ khác nhau tùy vào từng loài lan, nói chung bạn nên cố gắng duy trì nhiệt độ trong nhà trên 16 độ C. Vào ban ngày, nhiệt độ nên ấm hơn ban đêm khoảng 5-8 độ C.

Tạo điều kiện cho không khí lưu thông nhẹ

Cây lan không sống trong đất, vì vậy bạn phải tạo điều kiện cho không khí lưu thông để giữ cho rễ cây khỏe mạnh. Trong những tháng có thời tiết tốt, bạn có thể mở cửa sổ để gió nhẹ thổi vào. Nếu không, bạn hãy mở quạt trần tốc độ chậm hoặc quạt quay và không hướng thẳng vào cây để không khí khỏi bị tù đọng.

Bạn có thể chọn những nơi cao ráo thoáng mát như sân thượng, mái hiên hoặc trên lan can đều trồng được loại lan này nhưng Quang Cảnh Xanh nghĩ rằng bạn nên cân nhắc thêm là với những ngôi nhà có vị trí này thường sẽ nóng và khô hơn do ảnh hưởng của kết cấu nhà bê tông. Nếu có thể bạn nên đặt thêm những chậu cây khác cao to để che bớt nắng và cung cấp độ ẩm trong không khí cho lan.

Xem thêm  Cách dựng nhà lưới che nắng cho vườn lan

3. Xử lý sâu bệnh

Đa số các loại lan khá ưa điều kiện thoáng mát và sạch sẽ. Lan cũng dễ bị nhiễm sâu bệnh và nhất là trong điều kiện chăm sóc kém và điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh hại lan mà có biện pháp xử lý khác nhau. Những loại thuốc phun cho lan đều có liều lượng và nông độ phun được ghi trên nhãn mác bao bì sản phẩm.

Loại bỏ rệp vảy và sâu ăn bột bằng tay

Dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của rệp vảy và sâu ăn bột là lá cây dính và có mốc đen như bồ hóng. Bạn có thể dùng tay bắt tất cả sâu bọ nhìn thấy được ở mặt trên và mặt dưới lá cây, cũng như trên những cuống hoa.

Rửa lá nhiễm sâu bọ bằng nước xà phòng

Sau khi bắt sâu bọ bằng tay, bạn hãy pha vào cốc hoặc bát một chút nước rửa bát với nước ở nhiệt độ phòng. Nhúng giẻ mềm vào dung dịch, sau đó lau nhẹ từng chiếc lá và cuống hoa. Nước xà phòng sẽ làm sạch chất nhựa dính và bồ hóng, đồng thời tiêu diệt lũ bọ còn sót.

Xịt thuốc trừ sâu lên cây lan nếu vẫn không xử lý được

Khi đã bắt sâu bọ bằng tay và rửa lá cây mà vẫn còn thấy dấu hiệu xâm nhiễm trên cây, bạn hãy đến trung tâm làm vườn tìm mua một loại thuốc trừ sâu an toàn cho cây lan. Nhớ sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.

Cắt bỏ các mô bị bệnh

Nếu bạn phát hiện lá cây lan bị đổi màu hoặc lốm đốm (có màu kem, vàng, nâu hoặc đen), có lẽ là cây lan của bạn đã bị bệnh. Bước đầu tiên là loại bỏ càng nhiều mô nhiễm bệnh càng tốt, bạn có thể dùng kéo cắt cây để cắt những chiếc lá, cành và hoa nhiễm bệnh và nhớ khử trùng dụng cụ làm vườn trước và sau khi loại bỏ mô bệnh. Trong một số trường hợp, có lẽ tốt nhất là loại bỏ hẳn cây bị nhiễm để khỏi lây lan bệnh.

Trị bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm bằng thuốc chống nấm hoặc thuốc diệt khuẩn

Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lan bao gồm bệnh thối nâu, thối đen và đốm nâu, với đặc điểm là các đốm đậm màu trên lá cây hoặc củ bẹ. Các bệnh nhiễm nấm thường gặp bao gồm bệnh tàn lụi và thối rễ, có biểu hiện rễ cây, củ bẹ và lá cây bị thối rữa. Sau khi cắt bỏ mô nhiễm bệnh, bạn hãy xịt thuốc chống nấm hoặc thuốc diệt khuẩn lên cây lan, tùy vào bệnh của cây.