Phân Loại Và Đặc Điểm Của Hoa Lan Kiếm – Vy’s Farm

Video Lan đoản kiếm nhiều hoa

Nếu bạn đang muốn tìm một loài hoa phù hợp để trồng trang trí trong nhà, hoặc để gửi tặng đến người thân yêu vào những dịp quan trọng nhằm thay lời muốn nói, thì cái tên hoa Lan Kiếm sẽ là gợi ý thích hợp cho bạn. Vậy hoa Lan Kiếm đặc biệt như thế nào nhỉ? Chúng tôi mời bạn cùng khám phá về chủ đề này qua nội dung bên dưới nhé.

Nguồn gốc, xuất xứ, đặc tính hoa lan kiếm

Tên thường gọi là: hoa Lan Kiếm Tiên Vũ, hoặc hoa Lan kiếm Vân Ngọc.

Tên khoa học là: Cymbidium finlaysonianum

Nguồn gốc ban đầu của hoa Lan Kiếm là đến từ một số khu vực đặc biệt tại vùng Đông Á. Trong đó phổ biến nhất là ở các vùng núi cao và dãy Trường Sơn ở Việt Nam, bởi lẽ hoa Lan Kiếm thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới ẩm nơi đây. Ngoài ra hoa cũng được trồng nhiều tại các tỉnh như Hòa Bình, Quảng Ninh…

Hoa lan Kiếm ban đầu có nguồn gốc từ những khu rừng Đông Á
  • Thân cây lan kiếm

Đây là loài hoa được xem là dễ trồng và chăm sóc. Khi cây sinh sống trong môi trường có độ ẩm cao, thân cây sẽ có xu hướng phình to ra và cao hơn bình thường khoảng từ 5 đến 7cm. Thậm chí có trường hợp cao hơn nữa tùy vào vùng khí hậu nơi cây được trồng.

Thân cây có màu xanh thẫm đặc trưng, ngoài ra còn có màu xanh vàng, đôi khi dọc theo thân cây có xuất hiện sọc trắng mờ dọc. Bên cạnh đó ở mép lá thường có chút ánh tím rất thu hút.

  • Lá cây lan kiếm

Trái ngược với thân cây nhỏ và bé, bộ lá của cây hoa Lan Kiếm lại khá to và dài hơn hẳn. Lá cây sẽ bắt đầu phát triển kể từ khi nảy mầm và mọc trên thân như những cây hoa khác. Điểm khác biệt ở chỗ bẹ lá thường ôm trọn cả thân. Ngoài ra cổ lá có dạng hình chữ V, khi chúng đã dài ra thì có xu hướng xòe ngang và ngả sang 2 bên.

Xem thêm  Chiêm ngưỡng loài hoa lan huyết nhung lửa đỏ rực rỡ

Kích thước của lá rất lớn có chiều dài từ 60 đến 90 cm hoặc hơn tùy thuộc vào điều kiện sinh sống của cây. Lá có 2 màu thường thấy là màu xanh đậm và xanh ánh vàng.

Cây hoa lan Kiếm có bộ lá khá to và dài
  • Rễ cây

Rễ của cây hoa Lan Kiếm thuộc nhóm rễ chùm, đầu rễ chia thành hai màu có màu trắng trong hoặc màu trắng tím. Thân rễ đa phần có màu trắng ngà. Vào thời điểm khí hậu chuyển sang nóng thì rễ sẽ phát triển rất nhanh. Ngược lại khi vào mùa đông, rễ cây sẽ hạn chế hoặc ngừng phát triển tạm thời, nếu có thì chỉ phát triển rất chậm.

Vào thời kỳ đầu, rễ sẽ bắt đầu sinh trưởng từ gốc cây, sau đó theo thời gian sẽ dần xuất hiện nhiều đầu rễ khác. Đến khi chúng đủ dài sẽ tự động phân nhánh con có nhiệm vụ bám vào đất trồng để hút chất dinh dưỡng.

  • Hoa

Hoa Lan Kiếm thường mọc thành từng chùm, có dạng rủ hướng xuống đất đem lại vẻ quyến rũ và mềm mại. Điểm nổi bật là cần hoa mọc ra ở ngay mắt thân cây và sát gốc. Chiều dài của chúng khá lớn từ 60 đến 90 cm, với kích thước dao động ở mức 0,3 đến 0,5 cm.

Chức năng của cần hoa rất quan trọng bởi lẽ loài cây này khá to nên hoa thường rất dài và sở hữu nhiều bông. Mỗi giống cây sẽ có độ dày hoa khác nhau, đa số cần hoa sẽ mọc ra ở thân tơ và phát triển trong cùng một năm.

Xem thêm  Cây giống vani - Vanilla Việt Nam
Hoa lan Kiếm thường sẽ mọc thành chùm

Thời điểm hoa mọc trên cần rất đều, theo định kỳ sẽ cho ra khoảng 20 đến 30 bông hoa. Đường kính mỗi bông khá lớn, có thể lên đến 6 cm. Người mua thường ưa thích lựa chọn những cây hoa Lan Kiếm với cánh hoa càng to càng tốt.

Phân loại hoa lan Kiếm

Lan kiếm được chia làm 4 loại sau:

  • Kiếm lô hội

Kiếm lô hội có tên khoa học là Cymbidium aloifolium và ở Việt Nam có 2 tên là: Đoản kiếm Lô Hội và Kiếm Lô Hội

Đặc điểm: Dòng lan này có đặc điểm củ rất nhỏ, lá dài và cứng. Chùm hoa buông rủ, dài tới 75 phân, hoa 30-45 chiếc, to 4-4.25 phân, nở vào mùa Xuân. Phân bố ở cả ba miền Bắc trung Nam

  • Kiếm đen đỏ

Đoản kiếm đen đỏ có tên khoa học là Cymbidium atropurpureum Ở Việt Nam có tên là Đoản kiếm đỏ đen hoặc Lan kiếm treo

Đặc điểm: Loại địa lan có đặc điểm củ mọc sát nhau, lá dài và mềm. Dò hoa rủ xuống dài tới 1 thuớc, hoa to 3.5-4.5 phân, 10-33 chiếc,thơm mùi dừa, nở vào mùa Hạ-Thu. Phân bố chủ yếu ở Gia Lai, Kontum.

Lan Kiếm treo với vẻ đẹp bắt mắt
  • Kiếm Hai Màu

Kiếm hai Mầu có tên khoa học là Cymbidium bicolor có tên tiếng việt là: Đoản kiếm hai màu hoặc lan kiếm 2 màu

Đặc điểm: Loài Kiếm này có đặc điểm lá dài 40-50 phân, dò hoa dài 60-70 phân, uốn cong hay rủ xuống, hoa 20-25 chiếc, to 4.5 phân, thơm nở vào Xuân-Hạ. Phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Lâm Đồng

  • Kiếm Tiên Vũ

Kiếm Tiên Vũ có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum Có tên tiếng việt là Kiếm Vàng hoặc Hoàng Kiếm Lan

Xem thêm  Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc lan Vanda

Đặc điểm: Kiếm tiên Vũ Thùy cũng khá giống với các loài kiếm khác vẫn thân là các giả hành lá dài 40 – 50cm, Hoa màu vàng , phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh.

Cách chăm sóc hoa lan Kiếm

  • Lượng sáng

Hoa Lan Kiếm chỉ có thể sinh trưởng tốt dưới điều kiện ánh sáng trong khoảng 20%-50%, do đó tốt nhất người trồng nên sử dụng lưới che nắng để che chắn bớt ánh nắng trực tiếp. Có rất nhiều loại lưới che trên thị trường hiện nay, có loại được sản xuất tại Việt Nam, hay nhập khẩu từ Đài Loan,Thái Lan,Trung Quốc…

Hoa lan Kiếm nên được trồng trong khu vực có lưới che
  • Tưới nước

Đây tất nhiên luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng khi trồng bất kỳ loại hoa nào. Đối với cây hoa Lan Kiếm, chỉ nên tưới nước sao cho vừa đủ ẩm, đồng thời lá đủ sạch để giúp quá trình quang hợp diễn ra tốt hơn. Lưu ý khi nhiệt độ dưới mức 30 độ C thì tưới ít nhất mỗi ngày 1 lần, nếu trên mức 30 độ C thì tưới 2 lần mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà ai cũng cần biết về dòng lan Kiếm. Nếu bạn thấy bài viết hay hãy chia sẻ và để lại bình luận nhé!

Mời bạn tham khảo một số loại Vật tư trồng hoa lan phổ biến