Trồng lan đơn thân nhanh ra rễ như thế nào vẫn là câu hỏi khó mà rất nhiều người chơi lan kể cả lâu năm cũng chưa chắc đã biết. Có nhiều nghệ nhân đã thất bại trên nhiều cây lan đơn thân có vẻ khó tính như chồn, sóc lào, đai châu. Tuy nhiên, chúng ta đều biết lan rừng là loài có sức sống rất mãnh liệt trong thiên nhiên, chính vì thế nên không hề khó để chúng ta có thể chinh phục được chúng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ mách một vài mẹo nhỏ giúp bạn trồng lan đơn thân nhanh ra rễ nhất.
Nghinh Xuân cực đẹp ở Vườn Lan Tây Chi
Dòng lan này thường có đặc điểm là đơn thân, thân cứng; lá mọc xếp, đứng, cứng, mọng nước, rễ to, khỏe, ưa hơi ẩm nhưng không chịu được úng. Ở trong rừng chúng thường mọc ở tầng trung và thấp, ưa ánh sáng tán xạ, rễ thoáng và bám chắc vào vỏ, cành cây.
Có loại ra hoa xuân (nginh xuân), có loại ra hoa hè (chồn, sóc, cáo, ngô đồng, mỹ dung, nhạn tháng 4, quế tháng 4, phượng vỹ, cù lao minh), có loại ra hoa thu (nhạn tháng 8, quế tháng 8..).
Đây là loại lan ưa thóang khí, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ, có thời gian nghỉ ngắn (30-45 ngày), vì vậy việc thuần dưỡng nó cũng phải đáp ứng được các điều kiện trên thì nó mới nhanh thích nghi và phát triển.
Ngọc Điểm Rừng phát triển tốt nếu được chăm sóc đúng cách
1.Giá thể
– Rất ưa giá thể là gỗ trụ, thớt, lũa, chậu gỗ, vỏ thông, than củi lớn, đây là loại giá thể lý tưởng nhất đảm bảo độ thoáng khí, ẩm độ không cao quá, khiến rễ cây lan phát triển toàn diện (gỗ Hương và gỗ Dầu không nên ghép lan). Giá thể tốt nhất là đã được bóc vỏ, ngâm trong nước vôi loãng 0,5% (0,5kg vôi tôi/100 lít nước) 7-30 ngày trước khi trồng.
2.Nhà trồng lan
– Cần thiết kế nhà trồng lan thoáng, mát, tốt nhất là nhà có mái che mưa để chủ động về nước tưới và phòng chống, bệnh tốt nhất cho dòng phong lan nói chung và đơn thân nói riêng. Trên mái là 1lớp nilon (tấm lợp nhữa thông minh) trắng trong, trên lớp nhựa là lớp lưới che mát màu đen hoặc xanh đen để chống nóng và điều tiết ánh sáng cho lan.
– Nhà trồng lan nên có hệ thống tưới phun sương tự động hoặc tưới thủ công tùy điều kiện, nhưng phải đảm bảo độ ẩm trong vườn từ 68-75%. Nếu nhà trồng lan đạt chuẩn như trên sẽ hạn chế được 90% dịch bệnh.
Xử lý Lan sau khi mới mua về
3. Xử lý giống lan trước khi trồng
Cây lan thu hoạch từ rừng về cần được cắt tỉa sạch rễ khô, rễ già, rễ thối, rễ bệnh, lá thối, lá hỏng, bôi keo liền sẹo vào các vết thương rồi để khô keo.
Pha thuốc trừ nấm Ridomilgold 68wg nồng độ 10g/2lit nước, khuấy tan thuốc tiến hàng cho cây lan vào ngâm ngập hoặc tạt ướt hết toàn thân trong 2 giờ đồng hồ. Sau khi ngâm xong tiến hành treo ngược cây lan trên dây tại vị trí thoáng mát, khô ráo, không có mưa cho khô thuốc trong vòng 2 ngày, trong thời gian xử lý thuốc không được tưới bất kỳ 1 loại thuốc nào kể cả thuốc kích rễ. Mục đích đích là để tiêu diệt sạch những mầm bệnh đang ký sinh trên cây phong lan.
Muốn trồng lan nhanh ra rễ, đừng sợ lan héo
Sau 2 ngày xử lý thuốc, tiến hành tưới dịch chuối theo công thức của Nguyễn Quốc Tư 3-5 ngày 1 lần. những ngày tưới dịch chuối thì không tưới nước, những ngày khác tưới 3-4 lần/ngày cho đến khi cây lan có hiện tượng nhú rễ thì tiến hành ghép được.
4. Ghép lan
Ghép trên trụ: Tùy theo thế dáng của trụ để bố trí trồng cây theo ý thích mong muống. Thường thì khoan lỗ đóng đinh gỗ để cố định cây theo hướng lá và rễ phù hợp. Có thể ghép từ 1-30 cây trên trụ tùy theo kích thước của trụ.
Ghép chậu, thớt gỗ: Dùng chậu gỗ hoặc chậu đất nung, chậu nhựa với giá thể là vỏ thông, hoặc than củi có kích thước lớn, hoặc không cần giá thể chúng vẫn đi rễ và phát triển bình thường. Thường ghép từ 1-3 cây/chậu
5. Chăm sóc
Nước tưới: Mùa nắng nóng tưới từ 3-6 lần/ ngày; mùa mưa trong nhà có mái che mưa từ 2-3 lần trên ngày; nhà không có mái che mưa thì không tưới
Có chế độ bón phân phù hợp theo từng thời kỳ và từng gia đoạn phát triển của cây.
6. Một số lưu ý khi trồng lan đơn thân
Muốn trồng lan nhanh ra rễ, đừng sợ lan héo
Trồng lan đơn thân nhanh ra rễ phải treo nơi đủ ẩm
Tránh tưới vào ngọn cây lan
Nguyên tắc trồng lan cố định không được lay gốc
Không để chậu bị xoay khi có gió thổi