Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều

Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều

Hoa Đuôi Chồn hay còn gọi với tên gọi khác là lan Sóc ta mang một vẻ đẹp độc đáo cùng hương thơm nhẹ nhàng. Đây là một trong những dòng lan khó trồng đòi hỏi người trồng lan phải có kiến thức trồng lan cơ bản mới có thể chăm sóc lan Đuôi Chồn phát triển khỏe mạnh, hoa nở nhiều, lâu tàn. Bài viết dưới đây hướng dẫn kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa phát triển tốt, hoa nở nhiều, lâu tàn hơn.

Hoa lan Đuôi Chồn có tên tiếng anh là Rhynchostylis Retusa, hoa cùng loại với Đai Châu, lan Đuôi Chồn có tên gọi khác là lan sóc ta, chúng phân bổ ở những vùng núi thấp hơn 700m trên mực nước biển. Không chỉ tìm thấy lan Đuôi Chồn ở nhiều vùng nước ta mà chúng phân bổ tại các nước như Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ.

Chúng là loài lan đơn thân sống lâu năm, khi sinh trưởng trong tự nhiên tại các cánh rừng của Việt Nam chúng sống bám vào thân cây gỗ rừng lâu năm để hút các chất dinh dưỡng từ môi trường, nước mưa.

Thân của lan Đuôi Chồn cứng cáp, thường mọc dựng đứng lên chứ không thả thân thòng xuống như nhiều loài lan rừng khác. Lá của lan Đuôi Chồn có các sọc trắng chạy dọc dưới lá, mặt dưới của lá sẽ có màu nhạt hơn so với mặt trên của lá, lá hoa lan Đuôi Chồn có khum hình chữ V chứ không mở rộng xòe như Đai Châu, các lá xếp đối xứng với nhau, đầu lá chia làm thùy khá nhọn, lá dày và cứng, mọng nước. Rễ của lan Đuôi Chồn khá to và dài khá giống lan Đai Châu nhưng không nhỏ như rễ lan Đuôi Cáo.

Trong quá trình phát triển của mình khi cây đã cứng cáp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đó các mầm hoa được phân hóa. Lan Đuôi Chồn thường cho hoa khoảng từ tháng 4-6 dương lịch hàng năm, nhưng thời gian ra hoa có thể bị lệch đi 1 tháng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ, dinh dưỡng, sâu bênh,…

Lan Đuôi Chồn thu hút được nhiều trồng làm cảnh nhất chính là hoa của chúng. Hoa lan Đuôi Chồn có dạng chùm xòa, tròn như đuôi sóc, chùm hoa dài thướt tha màu tím mọc từ các cách lá , những bông hoa xếp khít vào nhau, mang theo mùi hương hôi hôi đặc trưng của đuôi chồn. Thường mỗi chùm hoa của lan đuôi chồn sẽ có chiều dài khoảng từ 30-45cm tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Các cánh hoa bao gồm các chấm tím, riêng phần lưỡi tím hết, nhưng có những cây lan Đuôi Chồn sẽ có bông nhiều chấm tím, bông ít chấm tím, bông tím đậm, bông tím nhạt khá đa dạng

Xem thêm  Xu Hướng 5/2023 # Đôi Nét Về Lan Hàm Lân Tù – Gastrochilus

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan Đuôi Chồn

Có thể trồng lan Đuôi Chồn ở bất cứ vùng miền nào ở nước ta nếu người trồng lan có thể đảm bảo những điều kiện về giá thể, chậu trồng, nước tưới, nhiệt độ,…giúp cây phát triển khỏe mạnh, ra nhiều hoa, hoa đạt chất lượng cao. Khi trồng lan Đuôi Chồn cần chú ý đến một số yếu tố sau đây, giúp lan phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh cũng như nấm hại.

Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều

Chọn giá thể trồng lan Đuôi Chồn

Lan Đuôi Chồn có thể phát triển tốt khi được trồng trên giá thể gỗ, vỏ thông, đá núi lửa, viên đất lung, hoặc có thể trồng trên giá thể trộn sẵn.

+ Đá núi lửa: Đá núi lửa dễ ngấm nước, không bị mục theo thời gian như nhiều loại giá thể trồng lan khác, thoáng hơi, không quá nặng rất tốt khi lót đáy chậu trồng lan. Nhưng khi sử dụng đá núi lửa cần cứ 2 tháng phải xả nước cho sạch để loại bỏ chất muối trong đá núi lửa

+ Vỏ thông: Vỏ thông thích hợp trồng một số loại lan gồm: Hồ Điệp, Phi Điệp, Lan Kiếm, lan Đuôi Chồn,…Loại giá thể này có khả năng giữ nước, giữ ẩm tốt, sau khoảng 2-3 năm cần thay thế giá thể mới tránh lan bị nhiễm nấm, vi khuẩn

Than củi: Than củi được nhiều người sử dụng để trồng lan đuôi cáo và nhiều loài lan khác, than củi sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải ra dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan.

+ Giá thể trộn sẵn: Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức chăm sóc hoa lan nên các nhà sản xuất đã tiến hành phối trộn giá thể trồng lan trộn sẵn trộn thêm vào một số khoáng chất vi lượng hay phân tan chậm thường là phân hữu cơ, người trồng lan chỉ việc cho giá thể trộn sẵn vào trong chậu trồng và đặt lan trong đó là được.

Các loại giá thể trộn sẵn thường được chọn lọc kỹ lưỡng đã được xử lý sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, nấm bệnh, trứng sâu hại có thể bám vào giá thể, loại bỏ lượng muối,…nhằm tạo môi trường phát triển tốt nhất cho cây hoa lan. Tuy nhiên, không nên mua giá thể trộn sẵn ở các điểm bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đá bọt: Đá bọt là một trong những loại được nhiều người trồng lan yêu thích, bởi chúng rất nhẹ và thấm nước, dùng để trộn với vỏ thông hoặc rễ cây để cho thoáng khí rất thích hợp cho các loại lan có rễ nhỏ.

Xem thêm  Lan Hồ Điệp Bị Nhăn Lá Và Cách Xử Lý - Nông Nghiệp Đẹp

Trước khi sử dụng các giá thể gỗ, vỏ thông, than củi, đá bọt, viên đất nung,… người trồng lan hãy xử lý diệt nấm trước khi trồng.

Hướng dẫn xử lý lan Đuôi Chồn trước khi trồng

Lan Đuôi Chồn khi mới mua về từ các vườn trồng lan cần tiến hành xử lý trước khi trồng để cây phát triển tốt, hạn chế nấm bệnh lây lan sang các chậu lan khác trong vườn trồng.

Bước 1: Lan sau khi mua về dùng dây treo ngược cây lên chỗ mát, thoáng gió để cho lan quen với môi trường ở vườn khoảng 1 ngày để giúp lan tránh bị sốc sau quá trình vận chuyển về trồng tại vườn nhà

Bước 2: Dùng kéo sắc đã được khử khuẩn để cắt bỏ hết phần lá héo úa, rễ thối, rễ chết, dùng keo liền sẹo bôi vào vết thương hở của cây tránh để nấm, vi khuẩn tấn công gây bệnh thối rễ, thối thân ở lan

Bước 3: Chờ keo liền sẹo khô hoàn toàn, ngâm thuốc kích rễ và diệt nấm bệnh cho cây lan đuôi chồn. Có thể kết hợp sử dụng Physan 20SL hoặc Ridomil Gold để khử nấm bệnh, dùng Vitamin B1 để kích rễ cho cây phát triển, ngâm cây trong 20-30 phút là được.

Bước 4: Sau 20-30 phút treo ngược cây lan lên nơi thoáng mát, tránh mưa nắng trực tiếp. Sau 1 ngày có thể mang cây ra trồng tại vườn trồng lan

Tách chiết, nhân giống lan Đuôi Chồn

Bước 1: Khử trùng dụng cụ kéo, dao sắc, cắt ngang phần gốc chỉ để lại ít nhất từ 1-2 đôi lá gần gốc lan đuôi chồn, phần ngọn đảm bảo có 2-3 tầng rễ.

Bước 2: Phần ngọn Đuôi Chồn sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm

Bước 3: Đem trồng phần ngọn Đuôi Chồn vào giá thể trồng lan trộn sẵn hoặc phối trộn giá thể trồng lan theo tỷ lệ.

Bước 4: Di chuyển chậu lan vừa tách chiết vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ, lá non

Bước 3: Dùng thuốc xử lý vết cắt hoặc vôi vào phần gốc mới cắt, sau một thời gian sẽ mọc 1-3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt.

Có thể tiến hành thay thế giá thể mới, chậu mới để bổ dung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển.

Nước tưới

Lan Đuôi Chồn là giống lan tương đối ưa ẩm nên trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, lượng hơi ẩm trong giá thể bốc hơi nhiều cần tưới 2 lần/ ngày để đảm bảo cây có đủ nước để phát triển. Nếu trồng lan Đuôi Chồn trong chậu đất nung, chậu gỗ, chậu nhựa nên tưới tưới 1 lần/ ngày, trồng lan Đuôi Chồn trong gỗ, lũa nên tưới 2 lần/ngày để đảm bảo đủ nước cho cây phát triển, cho hoa đẹp.

Xem thêm  Cây lan hạc đỉnh: 7 yếu tố quan trọng khi chăm sóc cây phát triển

Cây rất ưa ẩm nên người trồng có thể tăng độ ẩm của không khí xung quanh lên bằng cách tưới ướt nền xung quan khu vực trồng lan hoặc có thể sử dụng hệ thống phun sương để cung cấp độ ẩm cho lan.

Phân bón lan Đuôi Chồn

Lan Đuôi Chồn khác với một số giống lan khác, lan cần hàm lượng phân bón tương đối cao. Trong quá trình chăm sóc có thể sử dụng phân dê, phân trùn quế bón cho cây kết hợp sử dụng phân bón lá dạng phun sương cho cây hấp thụ tốt hơn.

Thời gian đầu mới tách chiết cây chưa ra rễ nhiều chỉ phun Vitamin B1 Grow more, định kì 3 ngày/ lần nồng độ 1-2ml/2.5 l nước.

Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân 30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10. Đồng thời vẫn duy trì phun vitamin B1 để cây phát triển.

Trong tháng 9 thực hiện phun phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit.

Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên, giảm lượng nước tưới và không bón phân kích thích hình thành mầm hoa phát triển.

Ánh sáng

Do lan Đuôi Chồn là loài cây ưa sáng nên vị trí trồng lan nên ở vị trí nhiều nắng, nên cho cây ăn nắng từ 70-80% ánh nắng tự nhiên. Nhưng không được cho cây ăn nắng trực tiếp, tốt hơn hết là nên dưới 1 lớp lưới đen

Phun thuốc phòng nấm bệnh định kì cùng với các loại lan khác trong giàn.

Phân bón

Lan Đuôi Chồn là loại lan khỏe mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh ảnh hưởng đến lá và rễ nhất là với những vườn không có độ thông thoáng. Do đó, cần phun một số loại thuốc ngăn ngừa nấm như Daconil để loại bỏ hết các loại nấm bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bí quyết phòng và điều trị bệnh thán thư trên lan chuẩn nhất

+ Những loại nước tốt cho hoa lan, tưới nước cho lan đúng cách

+ Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ

+ Kỹ thuật tách chiết lan đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao

+ Kỹ thuật chiết cành hoa hồng đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao

Suckhoecuocsong.vn/TH