Tưới lan đúng cách vào mùa hè
Tưới lan đúng cách vào mùa hè
Tục ngữ có câu: ” Nhất nước – nhì phân – tam cần – tứ giống”, và trồng lan cũng không ngoại lệ. Biết cách tưới nước giữ vai trò quan trọng số 1 trong chăm sóc phong lan; nhất là khi mùa nắng nóng đang kéo dài, dễ gục ngọn, gục thân, cháy nắng.
Mời các bác tham khảo bài viết!
NGUYÊN TẮC CHUNG
+ Tùy vào độ ẩm vườn, loại giá thể, giống lan, chu kỳ sinh trưởng mà ta có cách chăm tưới phù hợp.
1 – Cách tưới theo loại giá thể:
+ Mỗi loại có khả năng giữ nước khác nhau; chậu lan càng lớn, giữ ẩm càng tốt, ta cần phân biệt để tiện chăm tưới: Vỏ thông, dớn mềm giữ ẩm tốt; lũa, gỗ giữ ẩm kém…
2 – Cách tưới theo cách trồng và loại lan:
+ Hầu hết các loại lan đều áp dụng nguyên tắc giá thể hơi khô mới tưới, để kích thích rễ phát triển.
+ Với loại trồng chậu: Không nên tưới quá nhiều, tránh làm rễ ít thông thoáng, dễ sinh ra vi khuẩn làm thối rễ. Lan Hài, Địa Lan thường dùng giá thể: đá thấm thủy, vỏ thông, đá bọt,… Lan Hoàng Thảo thường dùng giá thể: vỏ thông, dớn mềm…
+ Với loại trồng ghép gỗ, lũa truyền thống: Với lan đơn thân (ngọc điểm, cáo, sóc…) yêu cầu vườn trồng phải có độ ẩm cao; với lan hoàng thảo nên kèm thêm chất liệu giữ ẩm tốt như dớn mềm chile, lưu ý tránh vùi mắt ngủ ở gốc.
+ Với loại trồng bán thủy canh: thường áp dụng cho lan hài và hoàng thảo, không cần tưới nước thường xuyên, chỉ cần xác định vị trí đục lỗ thoát nước để xác định mức nước cao nhất.
3 – Cách tưới theo chu kỳ sinh trưởng
+ Cây trong kỳ sinh trưởng mạnh cần tưới nước nhiều, kết hợp phân bón.
+ Với lan hoàng thảo vào mùa nghỉ thì nên cách ly riêng và không tưới khi thân giữa phình to đủ nước, cắt nước đúng kỹ thuật sẽ cho ra hoa sai hơn,
+ Khi hoa nở tránh tưới nước vào hoa, tránh hoa nhanh tàn; tăng độ ẩm vườn.
THỜI ĐIỂM TƯỚI TRONG NGÀY VÀ THEO MÙA
+ Quan sát giá thể khô thì tưới, còn ẩm thì chưa cần.
+ Thời điểm tưới và bón phân là khi nhiệt độ không quá nóng, cường độ sáng không quá mạnh, lỗ khí khống mở (mở sáng, nhỏ dần lúc chiều tối).
1 – Tưới sáng
+ Tưới sáng giúp rửa trôi sương muối.
+ Mùa thu hanh khô thì nên tưới lại 1 lượt nữa sau 15-20p, ở miền bắc thì nên tưới thường xuyên tránh thân lá teo tóp, rễ chậm phát triển.
+ Mùa đông tưới lúc trời ấm lên, dưới 14oC không tưới.
+ Tưới lan đúng cách vào mùa hè: mùa hè sáng tưới sớm hơn và lượng nước ít hơn; tưới nhiều hơn vào chiều tắt nắng, mát trời.
2 – Tưới trưa
+ Vào mùa hè nắng nóng, nếu nhiệt độ trong vườn dưới 32oC, độ ẩm dưới 55%, vườn thông thoáng thì sử dụng nguồn nước mát, tưới thật đẫm.
+ Hoặc có thể tăng độ ẩm cho vườn như tưới nước vào chậu đất, tưới nền vườn, hay làm hồ cá, bể nước phía dưới…Sân thượng thì không nên để máng nước vì trưa nắng nóng làm nước bốc hơi nóng như hấp cách thủy không tốt cho lan.
3 – Tưới chiều tối
+ Hè nóng thì tưới muộn, thu đông lạnh tưới sớm hơn.
+ Tưới đêm không hiệu quả bằng tưới ban ngày.
NGUỒN NƯỚC TƯỚI
+ Yêu cầu nguồn nước mát và sạch, tương đồng với nhiệt độ giá thể.
+ Độ pH: 5,5-6,8; độ muối thấp hơn 500ppm; không chứa kim loai nặng.
+ Có thể tưới trực tiếp nước máy để lắng 1-2 ngày hoặc nước mưa sau khi để lắng 4-5 ngày (tránh nước mưa đầu mùa và cuối mùa, nên phun lại bằng nước trắng).
+ Nước sông, nước ao màu vàng lục có độ phì tốt.
Phần quan trọng tiếp theo bài viết Tưới lan đúng cách vào mùa hè sẽ là lưới che nắng.
LƯỚI CHE
+ Thường sử dụng lượng 70%; có thể làm 2 lớp lưới cách nhau 1 khoảng trống để giảm bớt nhiệt độ.
+ Tránh để lan quá sát lưới; khoảng cách từ mái đến chậu khoảng 1,5m, hè nắng nóng kéo dài có thể hạ thấp hơn nữa.
+ Lan ưa nắng sáng hướng Đông; thân thòng thắt ngọn ăn nắng hướng Tây lại sai hoa.
+ Nên sử dụng thêm đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm vườn để dễ dàng kiểm soát.
GỤC THÂN – NGUYÊN NHÂN – CÁCH KHẮC PHỤC
Nguyên nhân
+ Lan bị nắng chiếu quá lâu.
+ Virut, vi khuẩn.
+ Đạm quá cao làm mỏng thành biểu bì, vi khuẩn dễ xâm nhập.
+ Nắng mưa thất thường, lan sốc nhiệt.
+ Nước đọng buổi sáng gặp nắng to như luộc lan.
Khắc phục
+ Hạ thấp giò lan, quây lưới xung quanh.
+ Phun thuốc phòng bệnh định kỳ. (Ridomil Gold; Starner; Physan…)
+ Mưa đâu mùa, mưa cuối mùa và mưa bất chợt cần xả tưới lại một lần sau mưa. Nên sử dụng mái che cho lan mùa mưa.
+ Sử dụng phân tan chậm Nhật (14.13.13; 13.11.11 + ME). Giảm lượng đạm bón lan.
+ Cách ly, xử lý cây bị gục.
Cám ơn các bác đã theo dõi bài viết “Tưới lan đúng cách vào mùa hè”
Chúc các bác có những giò lan khỏe, đẹp và thành công với đam mê của mình!
Nguồn tham khảo: Hoa lan việt VOG & sưu tầm.
Xem thêm: Kinh nghiệm chơi lan
Fanpage: Lan Việt
Kênh Youtube: Lan Việt