Phối trộn thuốc BVTV cho lan
Phối trộn thuốc BVTV cho lan để phổ rộng tác dụng, tăng hiệu lực phòng trừ bệnh, tiết kiệm thời gian.
8 NGUYÊN TẮC CHÍNH
1 – Đổ 1/2 nước vào bình → Đổ từng thuốc và đồng thời khuấy đều → Đổ 1/2 nước còn lại vào bình → Phun.
2 – Pha thuốc trừ bệnh chung với theo thứ tự:
Dạng bột, cốm (WG, WP, SP, HHN) → Dạng nước.
3 – Pha thuốc trừ sâu theo thứ tự:
Huyền phù SC → Dầu sinh học OD → Nhũ dầu, dung dịch EC, ND, SL
4 – Pha trộn thuốc sai, không sử dụng được khi có hiện tượng: kết tủa, đổi màu, thu – tỏa nhiệt, sủi bọt, đóng váng.
5 – Hoạt chất Propineb (Antracol), Mancozeb (Dithane), Fosetyl-Aluminium (Aliette) không nên phối Streptomycin (Poner; Marthian), Kasuran, Kasumin.
6 – Hợp chất có Lưu huỳnh (CuSO4, FeSO4, ZnSO4); Coc85; Bordeaux; Nano Bạc nên phun đơn.
7 – Khi phối trộn thuốc trừ sâu, chọn loại có hoạt chất khác nhau, cơ chế tác động khác nhau (vị độc, xông hơi, tiếp xúc, lưu dẫn, nội hấp…), cho đối tượng khác nhau (miệng nhai: sâu; hút chích: rệp, bọ trĩ, nhện…) và giảm tối đa 50% nồng độ. Phối trộn thuốc trừ bệnh cũng tương tự.
8 – Các loại thuốc cùng 1 công ty sản xuất thường dễ phối trộn với nhau.
CHÚ Ý:
+ Chỉ nên phối trộn 2,3 loại thuốc.
+ Thuốc pha xong phun ngay, không để qua ngày.
+ Có thể pha chung thuốc trừ sâu với phân bón lá.
+ Nếu pha chung thuốc trừ bệnh với thuốc trừ sâu, giữ nguyên nồng độ.
+ Để phun phòng bệnh: kết hợp 1 loại trị nấm với 1 loại trị khuẩn (trừ Physan phun đơn), 2 tuần/ lần với mùa mưa, 4 tuần/ lần với mùa khô; lưu ý: nên thay đổi loại để tránh lờn thuốc.
+ Ngoài ra, khi vườn có dịch hại côn trùng, phun thuốc diệt côn trùng, sau vài ngày nên phun thêm thuốc trị bệnh để hạn chế bệnh do côn trùng gây ra: đốm lá, thối nhũn…
CÁC DẠNG THUỐC BVTV
Cám ơn các bác đã theo dõi Kinh nghiệm: Phối trộn thuốc BVTV cho lan!
Chúc các bác có những giò lan khỏe, đẹp!
Xem thêm: Kinh nghiệm chơi lan
Fanpage: Lan Việt
Kênh Youtube: Lan Việt