Nhận biết lan đai châu, phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái

Phong lan đai châu được nhiều người biết đến như một loại lan đặc trưng cho mùa xuân của Việt Nam. Sở dĩ như vậy nên bất cứ người chơi lan hay cả những người không chơi lan đều biết đến. Đai châu mang một vẻ đẹp thuần khiết và hương thơm quyến rũ hiếm có loài lan nào có được. Chúng ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa lan đai châu và tìm hiểu cách nhận biết đai châu rừng và Thái như thế nào nhé!

Lan đai châu trong khoa học

Hoa lan đai châu thường nở vào mỗi dịp Tết nguyên đán
Hoa lan đai châu thường nở vào mỗi dịp Tết nguyên đán

Lan đai châu trong các nghiên cứu khoa học có tên tiếng anh là Rhynchostylis gigantea. Đây là cây lan được phát hiện lần đầu năm 1896 bởi Lindley. Lan đai châu sống trong rừng bám vào các thân cây trong rừng, phổ biến và dễ gặp ở các khu rừng Việt Nam, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Bangladesh, Philippines,… Đặc biệt, lan đai châu còn là hoa đặc trưng của vùng Assam.

Nhiều người gọi lan đai châu bằng rất rất nhiều tên như tai châu, đai châu, ngọc điểm, nghinh xuân, nghi xuân,… Trong đó có nhiều tên rất buồn cười. Sở dĩ lan đai châu được người ta gọi với cái tên tai châu hay tai trâu có lẽ do sự chuyền miệng của cha ông ta khi mà loài lan này được chơi từ rất lâu đời và không ai có thể thấy được một bài viết chi tiết hay khoa học nhất về loài lan này. Còn cái tên ngọc điểm là cách gọi khác của miền Nam, nghinh xuân là cách gọi của miền Trung (nghinh xuân có nghĩa là đón tết). Như vậy chúng ta thống nhất chỉ có 3 tên gọi thôi nhé: đai châu (miền Bắc), nghinh xuân (miền Trung), ngọc điểm (miền Nam).

Lan đai châu thường cho hoa vào dịp tết đến, xuân về; chính vì thế mà được mọi người ưa chuộng.

Nhận biết lan đai châu qua thân lá

Lan đai châu (ngọc điểm, nghinh xuân) có đặc điểm nhận biết cực kì dễ dàng. Đai châu có lá cực dày và mọng nước. Dọc lá có những vệt màu trắng chạy dài từ cuống lá đến đầu lá. Đầu lá đai châu thường tù, không nhọn và chia thành hai thùy. Vì lá đai châu cực dày và chứa nhiều nước nên đai châu rất nặng.

Xem thêm  Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus - Vườn Lan
Cận cảnh một giò lan đai châu Thái
Cận cảnh một giò lan đai châu Thái

Đai châu có những chiếc rễ cực to, cây nhỏ rễ thường nhỏ bằng đầu đũa, cây to có khi có rễ to bằng đuôi đũa hay bằng chiếc bút bi Thiên Long. Đầu rễ đai châu thường có màu xanh nhạt ( trong điều kiện thiếu nắng) hoặc tím (trong điều kiện tiếp xúc nhiều với ánh nắng).

Đai châu thường lớn cực chậm, mỗi năm chỉ cho ra từ 3-4 là là căng. Chính vì thế chúng ta thường chỉ nhìn thấy những cây đai châu có thân ngắn chứ không thể dài được như quế hay tam bảo sắc. Đai châu có rễ bám vào giá thể rất chặt để hút nước và ít khi rễ vươn ra bên ngoài nhiều, trừ khi môi trường bên ngoài ẩm hơn cả giá thể.

Nhận biết đai châu qua mặt hoa

Về hoa lan đai châu, có lẽ có khá nhiều người nhầm lẫn đai châu với các loại lan khác như ngô đồng (hình thái thân lá khá giống nhau) hoặc sóc lào, sóc ta, đuôi cáo ( những chùm bông màu trắng tím khá giống nhau).

Hiện nay đai châu có cả đai châu rừng cho 1 mặt hoa duy nhất có màu trắng và những đốm màu tím xen kẽ và cả đai châu Thái cho mặt hoa cực kì đa dạng. Về đai châu rừng, bạn có thể nhận biết mặt hoa bằng ảnh dưới đây:

Hoa lan đai châu rừng mới nở
Hoa lan đai châu rừng mới nở

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái như thế nào?

Hiện nay, do nhu cầu của người chơi lan ngày càng lớn, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ lai tạo tế bào mà rất nhiều những loài cây công nghiệp được ra đời bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đai châu Thái hay còn gọi là đai châu công nghiệp cũng đã ra đời làm khá nhiều người nhầm lẫn với đai châu rừng.

Xem thêm  Hoa lan cẩm cù – Cách trồng và chăm sóc cực đơn giản - Sfarm

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua thân lá

Đai châu Thái được nuôi trong môi trồng trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát, chính vì thế nó phát triển rất nhanh mà không bị mất lá chân hay xước xát gì. Đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết lan đai châu Thái và đai châu rừng.

Đai châu Thái thường có lá ngắn, xanh mướt xếp khít nhau
Đai châu Thái thường có lá ngắn, xanh mướt xếp khít nhau

Đai châu Thái có lá thường ngắn, bản lá rộng và xếp rất khít nhau. Đai châu rừng thường có ít lá đẹp và rất nhiều vết xước trong quá trình khai thác và vận chuyển, chính vì thế đai châu rừng khi mới mua về thường xấu hơn đai châu Thái. Đai châu rừng thường có lá dài, bản lá nhỏ, lá thường có màu sáng màu do tiếp xúc với môi trường nhiều ánh nắng chứ không như đai châu Thái lá xanh mướt từ đầu đến chân. . Đai châu thái có lá xếp khít nhau nên chúng ta khó nhìn thấy thân của chúng, đai châu rừng lá thưa hơn nên để lộ phần thân rất dễ nhận biết.

Đai châu Thái khi mua về thường được trồng trong một chiếc chậu nhựa màu đen hay được ghép vào một miếng gỗ nho nhỏ, mỗi chậu thường từ 1 đến 2 thân. Lan đai châu rừng khi mua thường chỉ ở dạng hàng rời mà thôi, nếu bán kèm chậu thì cũng chỉ là người quen để cho.

Đai châu Thái khi mua người ta bán theo cây, đai châu rừng thường bán theo cân hoặc hàng to thì đếm lá tính tiền.

Đai châu trồng cực chậm lớn, tuy nhiên đai châu Thái có lợi thế lớn nhanh hơn đai châu rừng rất nhiều, đồng thời cho hoa sớm hơn. Với một cây đai châu Thái từ 4 đến 5 cặp lá là bắt đầu có thể cho hoa nhưng với đai châu rừng, 3-4 cặp lá lớn là cây già và có thể cho hoa tốt. Chính vì thế, nếu bạn để ý thấy cây đai châu có nhiều cặp lá xếp khít nhau cực xanh tốt thì đó 90% là đai châu thái.

Xem thêm  Những mẫu chậu hoa lan hồ điệp giả trang trí đẹp như thật

Bạn có thể dễ dàng phân biệt đai châu rừng và đai châu công nghiệp bằng những hình ảnh dưới đây:

Ảnh đai châu rừng

Đai châu rừng giống
Đai châu rừng giống lá thường xấu, các lá không xếp khít nhau

Ảnh đai châu công nghiệp

Đai châu Thái tại vườn nhà
Đai châu Thái tại vườn nhà

Phân biệt đai châu rừng và đai châu Thái qua mặt hoa

Đai châu Thái cho nhiều mặt hoa khác nhau với màu sắc biến thiên cực kì đa dạng như màu bò sữa, đỏ cam, trắng tinh khôi, hồng cánh sen,… Mặc dù mặt hoa khác nhau nhưng đai châu Thái vẫn có khuôn hoa và chùm bông dài như lan đai châu rừng.

Mặt hoa đai châu rừng chỉ có 1 màu trắng đốm tím mà thôi, tuy nhiên lượng chấm tím có hoa ít, hoa nhiều vẫn làm nên nhẵng mặt bông khác biệt do vùng miền:

Một cành hoa đai châu rừng có màu sắc rất đẹp
Một cành hoa đai châu rừng có màu sắc rất đẹp

Một số mặt hoa đai châu công nghiệp:

Đai châu Thái cam lửa
Đai châu Thái cam lửa

Ngọc điểm Thái Lan màu bò sữa

lan dai chau rung co may loai 10
Ngọc điểm Thái Lan màu bò sữa

Lan đai châu cho hoa vào mỗi dịp Tết với thời gian chơi hoa có thể đến 1 tháng. Chính vì vậy lan đai châu được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong vườn nhà của mình.

Châu rừng thơm hay châu công nghiệp thơm?

Có nhiều người nói rằng đai châu rừng thơm, đai châu công nghiệp thì không thơm. Tuy nhiên trên thực tế thì cả châu rừng và châu Thái đều có hương thơm đặc trưng, nhiều khi châu rừng lại không đậm mùi như châu Thái. Có lẽ dựa vào hương thơm thì đây không phải là một tiêu chí để đánh giá châu rừng hay Thái.

Trên thực tế thì châu Thái cây đẹp hơn, hoa to đẹp, nhiều màu sắc, giá không quá cao nên rất được lòng người chơi lan. Bạn vẫn nên sở hữu cả hai loại đai châu để làm phong phú cho bộ sưu tập của mình. Chúc các bạn sở hữu những giò đai châu đẹp nhất, lung linh nhất để chơi tết!

Xem thêm:

  • Cách trồng lan đai châu phát triển cực nhanh
  • Cách trồng lan sóc lào đơn giản