Ngày nay, việc trang trí cây cảnh để bàn hoặc trang trí phòng ở, nội thất,… đã là vấn đề phổ biến với mọi lứa tuổi. Nếu bạn đã trừng tìm hiểu loại cây cảnh dùng trong trang trí, ắt hẳn đã nghe đến cái tên lan thanh đạm. Hoa lan thanh đạm với kích thước trung bình, hoa nở màu trắng điểm vàng, mùi hoa dịu nhẹ rất được nhiều người ưa chuộng. Vậy bạn đã biết cách trồng lan thanh đạm đúng chuẩn chưa? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé.
1/ Đặc điểm của lan thanh đạm
1.1 Nguồn gốc, phân bố lan thanh đạm
Hoa lan thanh đạm có tên khoa học là Coelogyne mooreana, hoa được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu nước ta, trong đó được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị, độ cao trên 1000m.
1.2 Đặc điểm hình thái
Đây là loại phong lan có kích thước trung bình, củ cao từ 5 – 7cm, hai lá mọc ở đỉnh củ, có hình mũi mác ngược, chiều dài lá từ 30 – 40cm, rộng 2,5 – 3,5cm, lá có màu xanh bóng, mềm. Hoa thường mọc ở đỉnh của củ non hoặc già tùy loại, số lượng và màu sắc hoa cũng khác nhau, trung bình có từ 4 – 8 hoa, màu trắng tinh khiết, cùng với hương thơm dịu nhẹ, mang lại cảm giác thư thái cho gia chủ. Mùa xuân là thời điểm thuận lợi cho hoa lan thanh đạm nở hoa.
2/ 13 loại lan thanh đạm phổ biến hiện nay
Tại Việt Nam, lan thanh đạm được biết đến với 28 giống khác nhau, trong đó phổ biến nhất với 13 loại:
2.1 Lan thanh đạm vôi
Thanh đạm vôi được tìm thấy ở Lâm Đồng, Đà Lạt, với cánh hoa có màu trắng tuyết điểm thêm màu cam, môi hoa có lông rất đẹp. Cây có củ cao khoảng 7cm, lá trên đỉnh dài 20cm và rộng 5cm. Chùm hoa mọc ở đỉnh củ, có từ 7 – 9 bông, cành hoa dài 22cm, nở đồng loạt vào mùa xuân.
2.2 Lan thanh đạm tuyết hạ
Thanh đạm tuyết hạ có cánh hoa màu trắng, phần môi hoa điểm một màu vàng nhẹ. Củ bẹ cao khoảng 6cm, lá mọc dài 24cm, rộng 5cm. Chùm hoa của loại thanh đạm tuyết hạ mọc ở ngọn của cây non dài 15cm, hoa to, có từ 3 – 5 bông, thời gian nở hoa vào cuối mùa Xuân và đầu mùa Hạ. Hoa mọc nhiều ở Đà Lạt và Phú Quốc.
2.3 Lan thanh đạm kế lộc
Giống lan thanh đạm kế lộc được đặt tên theo tên của giáo sư Phan Kế Lộc, người đã tìm ra lan thanh đạm mọc ở Quản Bạ, Hà Giang cùng với cộng sự của mình. Ngoài ra, loại hoa này cũng được tìm thấy ở Sapa, Lào Cai. Hoa có cánh nhỏ, dài độc đáo, môi hoa cách điệu gần giống với cánh hoa. Hoa nở đồng loạt vào mùa Xuân, củ cao trung bình từ 6 – 7cm, chùm hoa thẳng đứng có chiều dài 20 – 25cm, có từ 7 – 10 hoa.
2.4 Lan thanh đạm tuyết ngọc
Thanh đạm tuyết ngọc là loại hoa có kích thước to nhất trong các loại, hoa có màu trắng, điểm vàng ở phần môi hoa. Kích thước củ trung bình, cao 6 – 7cm, chùm hoa từ 5 – 8 bông mọc từ cây non, hoa to 10cm, mùi hương rất thơm, thường nở hoa vào mùa Xuân. Hoa mọc nhiều ở Nha Trang, Cà Ná, Lạc Dương, Lâm Đồng, Đà Lạt.
Hoa lan thanh đạm tuyết ngọc
2.5 Lan thanh đạm ngù
Hình dạng hoa và cánh hoa của thanh đạm ngù hơi giống với thanh đạm tuyết ngọc, tuy nhiên kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Cây có củ cao 10cm, chùm hoa mọc thẳng đứng hoặc buông thõng xuống dài 20cm, có từ 3 – 8 bông, nở vào mùa Xuân. Nơi mọc của hoa ở Lâm Đồng, Đà Lạt.
2.6 Nâu hoàng, thanh đạm tròn
Loại thanh đạm tròn có cánh hoa giống đài hoa, môi màu nâu cách điệu hình tròn. Củ cao từ 5 – 7cm, chùm hoa mọc ở đỉnh củ, có từ 2 – 3 hoa, cành hoa dài 12cm, hoa nở liên tục từ mùa Hạ đến mùa Đông. Loại lan này mọc nhiều ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
2.7 Xoan thư, thanh đạm chồi
Hoa có màu xanh nhạt, phần môi cách điệu giống những mầm chồi đang nhú lên nên được gọi là thanh đạm chồi. Loại này có củ mọc cách xa nhau 4 – 5cm, chùm hoa mọc từ 3 – 10 bông, dài 30cm, nở đồng loạt vào mùa Xuân. Đặc biệt đối với loại hoa này, chùm hoa đợt sau nở trên cùng vị trí của chùm hoa đợt trước. Hoa mọc nhiều ở vùng Cam Ly, Lang Biang, Đà Lạt.
2.8 Én luyện, thanh đạm tái
Hình dạng thanh đạm tái có kết cấu độc đáo giống như chim én, màu nâu nhạt. Loại này có thân củ mọc cách xa nhau 4 – 7cm, hoa gồm 1 – 2 bông mọc từ đỉnh củ, cuống hoa ngắn, nở vào cuối mùa Đông hoặc đầu mùa Xuân. Hoa mọc ở vùng Lang Biang, Đà Lạt.
2.9 Lan hanh đạm cảnh
Thanh đạm cảnh được nhiều người ưa chuộng nhất nhờ có kết cấu hoa hài hòa cùng với phần môi hoa điểm chấm vàng lạ mắt. Loại lan này có củ mọc cách nhau 2cm, chùm hoa dài đến 28cm, có 4 – 7 bông, hoa nở đồng loạt vào mùa Xuân. Thanh đạm cảnh mọc nhiều ở Đắc Lắc, Lâm Đồng, Nam Cát Tiên.
2.10 Lan hanh đạm hẹp
Thanh đạm hẹp có kết cấu gần giống với loài hoàng thảo nhưng kích thước nhỏ hơn. Củ mọc cách xa nhau đến 5cm, chùm hoa mọc dài 40cm, hoa to có từ 6 – 15 bông, hoa nở đồng loạt vào mùa đông. Hoa mọc nhiều ở vùng Sông Bé, Lộc Ninh, Lâm Đồng.
2.11 Thanh đạm ba gân
Thanh đạm ba gân có kết cấu hoa rất độc đáo với một đường sọc trắng chạy giữa môi màu nâu tạo thành 3 đường gân. Cây có củ mọc sát nhau, chùm hoa mọc dài 25cm, có từ 4 – 5 bông nở đồng loạt vào mùa Thu. Hoa mọc nhiều ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Quốc.
2.12 Thanh đạm nhớt
Cấu trúc hoa thanh đạm nhớt gần giống với loài thanh đạm 3 gân, nhưng cây mọc dưới đất. Loại này có thể mọc trên đá nên còn gọi là thạch lan, củ mọc sát nhau, chùm hoa dài từ 10 – 15cm, có 3 – 5 bông, nở đồng loạt vào mùa Đông. Hoa mọc nhiều ở Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng.
2.13 Thanh đạm cánh ngắn
Thanh đạm cánh ngắn còn có tên gọi thanh đạm xanh hay thanh lan, cánh hoa có màu xanh và phần môi có điểm vài hạt màu đen như hạt mè. Đây là loại lan có củ mọc dài 10 – 15cm, chùm hoa của thanh lan mọc từ củ già, chiều dài cành từ 15 – 18cm, gồm 7 – 8 bông hoa, nở đồng loạt vào mùa Xuân. Thanh lan phân bố rộng tại Đắc Lắc, Đà Lạt, Phước Long, Bình Phước, Bù Gia Mập.
3/ Điều kiện sinh trưởng của lan thanh đạm
Phong lan thanh đạm thích hợp với nhiều vùng khí hậu ở nước ta. Hiểu rõ về điều kiện sinh trưởng của lan là cơ sở để tuyển chọn giống lan phù hợp và chăm sóc đúng cách, cây nở hoa đẹp cho hương thơm.
3.1 Ánh sáng
Lan thanh đạm ưa ánh sáng trung bình, vào mùa nắng mạnh nên đặt lan vào nơi thoáng mát, dưới tán cây lớn hoặc làm mái che. Mùa Đông lượng ánh sáng ít, cần đưa lan ra nơi có nhiều ánh nắng.
3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho lan thanh đạm phát triển dao động từ 24 – 27 độ C, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm dao động 6 – 8 độ C vào mùa Hè và 12 – 13 độ C vào mùa Đông.
3.3 Độ ẩm
Độ ẩm có vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây lan nói chung. Đối với lan thanh đạm, cây yêu cầu độ ẩm khá cao từ 70 – 80%, mùa Đông mưa nhiều có thể giảm xuống còn 40 – 50%. Nếu cây bị khô trong thời gian dài sẽ dẫn đến khô héo, cây không phát triển, khó ra hoa, thậm chí chết cây nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.
3.4 Độ thoáng gió
Yếu tố về độ thông thoáng rất quan trọng trong quá trình trồng và chăm sóc lan, tuy nhiên thường không được nhiều người để ý đến. Phải treo giò lan vào nơi thông thoáng, không khí lưu thông nhẹ, cây rất dễ nhiễm bệnh nếu không khí không được lưu thông.
4/ Cách trồng lan thanh đạm
4.1 Giá thể trồng lan thanh đạm
Nhiều người trồng lan chuyên nghiệp khuyến cáo trồng lan thanh đạm với rêu, dương xỉ, than vụn và đá bọt với tỷ lệ 70% rễ cây dương xỉ : 10% than vụn : 10% đá bọt : 10% rêu vụn. Vì dương xỉ rất nhanh mục nên phải chú ý thay giá thể mới cho cây định kỳ 2 năm/1 lần. Lưu ý, chỉ thay chậu khi rễ lan bắt đầu mọc.
4.2 Vị trí trồng lan thanh đạm
Lan thanh đạm ưa ánh sáng và độ thông thoáng cao, do đó nên đặt chậu cây tại những nơi đảm bảo lượng ánh sáng vừa đủ, không quá gay gắt và có độ thông thoáng thích hợp cho cây phát triển. Không chọn những vị trí thường bị nước mưa đọng lại, không khí lưu thông kém sẽ làm cây dễ bị nhiễm sâu bệnh.
4.3 Tiến hành trồng lan thanh đạm
Nhiều người mới mua lan về trồng ngay vào chậu mới, đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, như vậy vừa không giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh vừa tạo điều kiện cho lan dễ bị nhiễm bệnh. Trước tiên khi mùa về, bạn cần phải tháo bỏ hết phần rễ khỏi giá thể cũ, cắt bỏ rễ già, rễ thối, sau đó sử lý mầm bệnh bằng Physan 20SL trong 10 phút, vớt ra treo ngược cây chờ khô ráo rồi tiến hành trồng. Đổ giá thể vào ngập ⅔ chậu, sau đó đặt cây vào vị trí giữa chậu, ấn nhẹ xung quanh bề mặt để cố định phần gốc cây. Đặt cây vào vị trí thích hợp và tiến hành chăm sóc.
5/ Chăm sóc lan thanh đạm
5.1 Tưới nước
Lượng nước tưới cho cây sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tiến hành tưới nước khi bề mặt chậu trở nên khô. Mùa hè nắng nóng cần cấp nước thường xuyên cho cây, mùa đông cây ngừng sinh trưởng nên hạn chế việc nước tưới, chỉ nên giữ ẩm bằng cách tưới phun sương.
5.2 Bón phân
Mùa sinh trưởng thân lá cây cần nhiều dinh dưỡng hơn mùa ra hoa. Có thể bón phân cho cây bằng phân hữu cơ chậm tan hoặc phân hóa học NPK chuyên dụng, tỷ lệ 30 – 10 – 10, pha 1 muỗng cà phê với 4 lít nước tưới đều quanh gốc. Phân hữu cơ có thể là phân bò khô hoặc phân trùn quế, đặc biệt phân trùn quế viên né chậm tan SFARM với đầy đủ thành phần đa – trung – vi lượng, cây trồng không lo bị nóng cây, đảm bảo cây không lo bị nhiễm bệnh.
Lưu ý: Lan thanh đạm không ưa bị đọng muối trong chậu, vì thế cần tưới nước xả muối thường xuyên 1 tháng/1 lần.
5.3 Phòng trừ sâu bệnh
Những nguyên nhân làm cho cây lan bị nhiễm sâu bệnh là điều kiện sinh trưởng không ổn định, chế độ chăm sóc chưa phù hợp. Do đó, cần phải chắc chắn rằng cây lan được đặt trong môi trường phát triển thích hợp về độ thông thoáng, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của cây, phun phòng bệnh định kỳ 20 ngày/1 lần bằng tinh dầu neem hoặc các loại thuốc hóa học dùng cho lan như Topsil, liều lượng pha 1 muỗng cà phê thuốc với 4 lít nước phun đều lên cây.
Việc áp dụng đúng cách chăm sóc lan cũng như am hiểu về các yếu tố ngoại cảnh sẽ giúp bạn có một chậu lan thanh đạm đẹp đúng chuẩn, trang trí cho không gian nhà bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách trồng lan kiếm chuẩn chuyên gia
- 5 bước chăm lan khỏe mạnh trong suốt mùa mưa
- Trùn quế viên nén – phân bón hữu cơ lý tưởng cho hoa lan
- Nắm bắt ngay cách trồng và chăm sóc lan đai trâu chuẩn nhất