Lan tục đoạn Trung Quốc điều trị viêm phế quản, hạch bạch huyết

Nếu không phải là dân chơi lan chuyên nghiệp, bạn sẽ khó có thể phân biệt các loại lan, nhất là khi hoa của chúng có cùng màu.

Được biết, trong các loại lan thơm cánh trắng thì lan tục đoạn Trung Quốc là loại có hương thơm đặc biệt và còn có thể dùng làm thuốc. Ở Trung Quốc, lan tục đoạn Trung Quốc còn được gọi là thạch tiên đào (石仙桃) và được dùng trong nhiều bài thuốc cổ truyền (1).

Vài nét về lan tục đoạn Trung Quốc

Lan tục đoạn Trung Quốc có tên khoa học là Pholidota chinensis, thuộc họ Lan. Loài này có thân rễ giả hành phình to và có cuống hoa dài, các hoa nhỏ với các lá đài màu vàng hơi nâu, cánh môi màu trắng.

Trong tự nhiên, lan tục đoạn Trung Quốc này mọc bám trên thân các cây gỗ và thường phân bố ở những nơi cao trên 800 m (ở các tỉnh Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Kon Tum, Lâm Đồng… đều có loại lan này) (3).

Lan tục đoạn Trung Quốc – thạch tiên đào

Khi dùng làm thuốc, dân gian thường lấy phần thân giả hành của cây để dùng tươi (hoặc thu hái, đồ rồi phơi khô và để dùng dần) (3).

Lưu ý: Chưa thấy báo cáo về sự an toàn của cây thuốc này đối với phụ nữ mang thai.

Công dụng làm thuốc của lan tục đoạn Trung Quốc

Theo y học cổ truyền, lan tục đoạn Trung Quốc có vị ngọt nhẹ, tính mát và có nhiều công dụng như:

Xem thêm  Cách trồng lan vảy rồng sai hoa, đậm màu - Vườn Lan

Liều dùng: mỗi ngày, lấy từ 15 – 30 g thuốc (phần giả hành), nấu lấy nước uống.

Bên cạnh đó, với trường hợp bị đòn ngã tổn thương hay va đập mạnh, ta có thể lấy cây tươi giã nát, thêm chút rượu rồi đắp lên (3).

Vị thuốc thạch tiên đào, hay còn gọi là lan tục đoạn Trung Quốc

Các bài thuốc kết hợp

Bên cạnh cách dùng độc vị, ta còn có thể kể đến hai bài thuốc kết hợp tiêu biểu có dùng lan tục đoạn Trung Quốc như sau:

1. Bài thuốc điều trị suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: lan tục đoạn Trung Quốc (30 g) và dây hà thủ ô (30 g).
  • Thực hiện: xắt nhỏ hai vị trên rồi nấu lấy nước uống (3).

2. Bài thuốc điều trị viêm amidan cấp tính

  • Chuẩn bị: lan tục đoạn Trung Quốc (30 g, dùng tươi), nhất chi hoàng hoa (15 g, dùng tươi) và Giang bản quy (60 g, dùng tươi).
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống (3).

Các nghiên cứu về lan tục đoạn Trung Quốc

  • Hoạt tính giảm đau: Theo tạp chí Carbohydrate Polymers, kết quả nghiên cứu cho thấy polysaccharide được phân lập từ lan tục đoạn Trung Quốc có tác dụng chống oxy hóa và có thể góp phần vào tác dụng giảm đau của cây thuốc này (điều này đã được y học cổ truyền thừa nhận từ nhiều năm qua) (4).
  • Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí International Journal of Biological Macromolecules, polysaccharide được phân lập từ lan tục đoạn Trung Quốc còn có tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư (đối với tế bào ung thư ruột kết dòng caco-2 ở người) (5).
Xem thêm  Cách trồng và cách chăm sóc lan Hạc Vỹ

Thông tin thêm

Ngoài cây lan tục đoạn Trung Quốc được đề cập trong bài viết này (hay còn gọi là cây thạch tiên đào) thì nước ta còn có các loại khác như thạch tiên đào thân đốt (Pholidota articulata, hay còn gọi là lan tục đoạn đốt) và thạch tiên đào Vân Nam (Pholidota yunnanensis). Vì vậy, khi dùng làm thuốc, cần lưu ý về tên gọi để tránh nhầm lẫn (3).