Phương pháp nhân giống vô tính trên cây ăn trái

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TRÊN CÂY ĂN TRÁI

1. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành

Là phương pháp làm cho một bộ phận của cây (thân, cành, rễ) ra rễ và hình thành một cá thể sống độc lập với cây mẹ.

a/ Ưu điểm

– Dễ làm, cây trồng giữ được đặc tính của cây mẹ

– Thời gian nhân giống tương đối nhanh (1-6 tháng), mau cho trái.

– Thích hợp cho những vùng đất thấp, mực nước ngầm cao vì hệ thống rễ mọc cạn.

– Nhân được những giống không hột.

b/ Khuyết điểm

– Cây mau cỗi, dễ đỗ ngã hơn.

– Số lượng giống nhân ra thường thấp.

– Có thể mang theo mầm bệnh (nhất là bệnh do virus và vi khuẩn) từ cây mẹ.

c/ Phương pháp chiết

– Chọn cành chiết

+ Chọn cành từ những cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định tính trạng. Cần chọn cành có tuổi sinh trưởng trung bình, không non, không già. Tuy nhiên, ở một số loại cây như sầu riêng, cần chọn cành con hơi non mới có khả năng ra rễ. Cành có từ 3 đến 4 nhánh phân bố đồng đều, đường kính khoảng 1-1,5 cm.

– Chất độn bầu

+ Chất độn bầu phải đủ dinh dưỡng và giữ ẩm tốt. Thường dùng rễ lục bình, rơm rạ, bèo dâu, mạt cưa trộn đất, tro trấu, xơ dừa,…

– Cách thực hiện

+ Dùng dao bén khoanh một đoạn vỏ trên cành dài khoảng 3-5 cm cách ngọn cành 0,5 – 1m. Lột hết phần vỏ được khoanh, cạo sạch lõi gỗ để tránh liền vỏ trở lại.

+ Dùng chất độn bầu bó chặt lại nơi khoanh, tạo thành một bầu hình thoi dài khoảng 8-10 cm, đường kính dài khoảng 5 cm om đều chung quanh cành. Dùng nylon trong để bao bên ngoài bầu chiết lại, mục đích là giữ nhiệt độ và ẩm độ tốt, giảm công tưới và dễ quan sát khi rễ mọc ra. Lưu ý giữ không để mối, kiến làm tổ ảnh hưởng đến rễ (Hình 1).

Xem thêm  Diệt Sên, Kiến, Rệp... Chỉ Với Nước Súc Miệng Listerine

– Cắt cành

+ Thời gian ra rễ nhanh, chậm tùy theo loại cây, tốt nhất là quan sát thấy trong bầu chiết có rễ cấp 2 mọc ra dài khoảng 2-3 cm thì cắt cành. Dùng cưa hoặc kéo bén cắt phía dưới bầu chiết cách khoảng 1-2 cm để hạ bầu xuống. Có thể đem trồng ngay, nhưng tốt hơn là giâm vào đất một thời gian để cho nhiều rễ giúp tăng tỉ lệ sống sau khi trồng.

Picture2(3)

Hình 1: Chiết cành

hqdefault(1)

Chiết cành ổi

2. Nhân giống bằng phương pháp ghép

– Chọn giống để nhân

Chon cây mẹ là cây đầu dòng, chất lượng tốt.

– Chon gốc ghép

Chọn gốc ghép phải đồng đều, chọn hạt chắc mẩy ươm làm gốc ghép từ cây sạch bệnh, sung sức. Khi gốc ghép được 6-10 tháng tuổi có thể đem ghép lúc đó đường kính gốc ghép khoảng 1 cm, cây đã ra được 2 đợt lá là đem đi ghép được.

– Điều kiện để tăng tỷ lệ ghép thành công

+ Cành ghép và gốc ghép đang ở tình trạng sung sức, đang lên nhựa, nẩy chồi, bắt đầu một đợt sinh trưởng mới. Nếu ghép mắt, cành ghép không lên nhựa thì khó và có thể không bóc được mảnh vỏ có mắt ghép.

+ Cành ghép và gốc ghép phải non hay tương đối non cây ghép mới dễ sống. Cần chuẩn bị gốc ghép có từ 6-24 tháng tuổi. Cành ghép cũng phải là cành non, 6-12 tháng tuổi, lấu ở cây còn trẻ.

+ Tầng sinh gỗ (mô phân sinh) của cành ghép phải tiếp xúc đều và chặt với tầng sinh gỗ của gốc ghép, đây là điều kiện cơ bản nhất để ghép thành công. Do đó, khi ghép không được để dính bụi bẩn, phải buộc chặt, che chắn tốt, không cho không khí và nước mưa ngấm vào làm chết mắt ghép.Các phương pháp ghép

a/ Ghép áp

– Thường được áp dụng ở Ấn Độ

Xem thêm  Thuốc Diệt Kiến Sinh Học

– Ở phương pháp này, gốc ghép áp được trồng bằng cách gieo hạt, ương trong bầu hoặc ương trên luống. Nếu ương trên luống thì khi đem đến cây mẹ để ghép phải ra bầu. Có người cẩn thận đánh cây giống lên, trồng đi trồng ại vài lần, cắt bớt rễ cọc cho rễ cám ra nhiều, làm như vậy khi trồng cây sẽ dễ sống.

– Có thể ghép gốc ghép với cành ghép hoặc ghép 2 hoặc 3 cây lại với nhau.

– Cách thực hiện:

+ Trên cả cành ghép và gốc ghép cắt lẹm vào vỏ lấy đi một ít gỗ dài 6-7,5 cm. Ở gốc ghép vết cắt cách mặt đất khoảng 20-22 cm. Sau đó buộc áp vào nhau.(Hình 2)

+ Có thế cắt cành (hoặc gốc ghép) và gốc ghép thành “lưỡi” có chiều ngược nhau, lồng chúng khít nhau và buộc lại. (Hình 3)

+ Sau khi vết ghép đã liền nhau, cành ghép phát triển tươi tốt, tiến hành cắt gốc của cành ghép và cắt cành của gốc ghép để tạo 1 cây hoành chỉnh. (Hình 4)

nhan giong vo tinh 1

Hình 2: Ghép áp

nhan giong vo tinh 2

Hình 3: Ghép áp “lưỡi”

nhan giong vo tinh 3

Hình 4: Cắt gốc của cành ghép và cắt cành của gốc ghép để tạo 1 cây hoành chỉnh

nhan giong vo tinh 4nhan giong vo tinh 5

Ghép áp cành trên cây ổi

nhan giong vo tinh

Ghép áp nhiều gốc lại với nhau trên cây sầu riêng

Picture3(3)

Picture2(5)

Ghép áp cành trên cây sầu riêng

b/ Ghép nêm

– Cành ghép được vạt nhọn 2 bên giống cái nêm, gốc ghép được chẻ nhẹ xuống sao cho vừa với phần vạt của cành nêm. Sau đó, nhét cành nên vào giữa đường chẻ của gốc ghép, buộc dây nilon lại cố định vị trí ghép. (Hình 5)

nhan giong vo tinh 7

Hình 5: Ghép nêm

– Có thể ghép bằng cách khác, đó là ghép chẻ trên cành lớn. Cách này thường được áp dụng trên cây táo rừng.

– Cưa ngang gốc ghép, chẻ đôi gốc ghép, sau đó nhét nêm cành ghép vào, buộc chặt. Đường kính của gốc ghép có thể lớn hơn cành ghép. Vị trí cành nêm nhét vào 2 bên đường chẻ. (Hình 6)

Xem thêm  Cách trồng và chăm sóc lan trúc phật bà đầy đủ nhất cho người mới

nhan giong vo tinh 8

Hình 6: Ghép nêm trên cành lớn

– Cách khác của ghép nêm là ghép nêm vỏ, dùng dao rạch một đường ở vỏ cây, tách nhẹ phần vỏ tạo một khoảng trống, cành ghép được vát xéo một bên, sau đó nhét cành ghép vào gốc ghép sao cho vị trí vát áp sát vào phần gỗ của gốc ghép, cuối cùng dùng dây buộc chặt.

nhan giong vo tinh 9

Ghép nêm vỏ trên cây táo

c/ Ghép mắt

– Là phương pháp được áp dụng phổ biến, sử dụng trong nhân giống nhiều loại cây ăn trái.

– Cách thực hiện (Hình 7)

+ Trên gốc ghép khoảng 18-20 tháng tuổi, cách mặt đất khoảng 22-23 cm, dùng dao ghép cắt ngang gốc đến thân gỗ, vết cắt rộng 2cm, cắt xẻ dọc 2 bên dài 3-4 cm, bóc vỏ cẩn thận không để bị bẩn. Chiều rộng chỉ cắt 1 bên, còn để 1 bên dính vỏ vào gốc ghép.

+ Liền sau đó, cắt một mảnh vỏ có mắt ở cành ghép có chiều rộng x dài tương ứng 2 x 3-4 cm.

+ Sau đó áp mắt ghép vào vị trí đã cắt ở gốc ghép, sao cho mắt ghép hướng lên để khi nhú mầm ra cành hướng lên trên. Tránh làm bẩn mắt ghép. Lưu ý, mắt ghép phải áp sát vào phần thân của gốc ghép.

+ Dùng dây mềm hoặc nylon, quấn chặt từ chỗ vỏ cây dính gốc ghép xuống dần qua chỗ ghép một chút, quấn liền nhau, buộc chặt.

+ Sau 10 ngày, mở dây buộc, thấy mắt ghép vẫn còn tươi là có nhiều khả năng thành công.

+ Khi thấy mắt ghép hơi nhú mầm thì cắt ngọn, thấy nhú mầm dài, đâm cành thì bấm ngọn gốc ghép sát chỗ ghép cho cành ghép phát triển mạnh. Nếu thấy mắt ghép khô teo đi thì tiến hành ghép lại, không bấm ngọn gốc ghép.

Picture1(8)

Hình 7: Ghép mắt

Picture3(2)

Công ty cổ phần BVTV Delta