Phòng Bệnh Cho Lan Mùa Mưa

Phòng bệnh cho lan mùa mưa

Phòng bệnh cho lan mùa mưa
Mùa mưa đang đến cận kề, là mùa tăng trưởng của lan, cũng là mùa sâu bệnh; hàng ngày lướt trên bảng tin facebook, các bác bắt gặp thường xuyên hình ảnh những giò lan bị bệnh; những giò lan đã ra đi mãi mãi (thối nhũn, thối ngọn, thối đen, thán thư, ốc sên, cuốn chiếu…).
Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh, các bác hãy tham khảo bài viết này để đưa ra biện pháp, cách xử lý phù hợp nhất cho khu vườn lan của mình nhé!

Phòng bệnh cho lan mùa mưa

GIÀN LAN

+ Việc thiết kế một gian lan rất quan trọng trong việc phòng bệnh cho lan mùa mưa; giàn lan phải chuẩn khoa học, phù hợp với điều kiện nơi sống.
+ Chất liệu làm giàn nên làm bằng thép không sỉ, tuýp nước,… chắc chắn và bền; nếu làm dàn bằng tre, gỗ thì ốc sên dễ bò lên gây hại.
+ Lưới che nắng: ưu tiên hàng Thái, Đài.
+ Khác mưa ở rừng, mưa ở thành phố những năm gần đây chứa nhiều axit; đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa, nên làm mái che mưa.

Phòng bệnh cho lan mùa mưa
Phòng bệnh cho lan mùa mưa

+ Giàn lan phải cao ráo, thoáng mát, gió lưu thông 5-15km/h giúp lan phát triển và ít bệnh; giàn quá thấp (dưới 3m) sẽ rất nóng và hầm bí, gió kém lưu thông, rất dễ gục ngọn, đốm lá…
+ Treo lan càng cách xa lưới lan càng được mát mẻ, sát lưới lá dễ vàng rụng, cây héo rũ; lan nên cách lưới khoảng 1,2-1,5m. Nếu nhiệt độ quá cao, có thể làm 2 lớp lưới, cách nhau khoảng 30cm để cách nhiệt, nhiệt độ giàn sẽ giảm đáng kể; nguyên tắc: nắng nhưng không nóng.

Xem thêm  Hiện Tượng Lan Dư Đạm
Phòng bệnh cho lan mùa mưa

ĐỘ ẨM

+ Độ ẩm không khí trong vườn cao, ẩm nhưng không úng, ẩm nhưng không bí; nếu độ ẩm cao mà không thông thoáng chính là môi trường lý tưởng để nấm khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh, gây ra nhiều bệnh: thán thư, đốm lá, thối… Sau 2-3 tiếng tưới cây hoặc mưa to, cây lan phải khô ráo.
+ Mùa khô các bác có thể trong các giò lan sát gần, sát nhau; nhưng vào mùa mưa nên treo cách xa nhau 1 lần kích thước giò giúp tránh lây bệnh, tạo độ thông thoáng cho vườn (Vd: Giò có đường kính 30cm, treo cách xa giò 30cm là tốt nhất)
+ Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh vườn lan, cắt bỏ lá bệnh, lá vàng.

Phòng bệnh cho lan mùa mưa
Phòng bệnh cho lan mùa mưa

XỬ LÝ GIỐNG – ĐẶC TÍNH GIỐNG – GIÁ THỂ TRỒNG

+ Hàng rừng mới mua về hay lan cần trồng lại đều cần xử lý trước khi trồng, bước này rất quan trọng, cần làm cẩn thận.
+ Hàng mua về cần xử lý trước tiên lá dập nát, cắt phần rễ; sau đó ngâm cây vào dung dịch pha loãng Physan hoặc Benkona, Nano Bạc để diệt khuẩn trong 15-20p; với giá thể có thể đun sôi trong nước 15p hoặc ngâm qua nước đã pha thuốc diệt khuẩn như trên; sau đó để ráo nước rồi ngâm giống vào nước pha loãng B1, Hùng Nguyễn hoặc Atonik, N3M để kích thích ra rễ, nảy mầm trước khi ghép.

Phòng bệnh cho lan mùa mưa

+ Nên tìm hiểu đặc tính về giống đã mua để có cách chăm sóc phù hợp (ưa nắng hay râm, ưa gió hay ít gió, thích khô hay ướt, trồng trong mái che hay không, ăn phân ít hay nhiều…)

Xem thêm  CÁC LOẠI CHẤT TRỒNG DÀNH CHO LAN - ORCHIDS WORLD
Phòng bệnh cho lan mùa mưa

GIÁ THỂ TRỒNG

+ Trong quá trình trồng, đảm bảo giá thể không có cỏ dại, cây dại, rong rêu để tránh hút chất dinh dưỡng cho lan; giá thể phải sạch sẽ, không mục rữa, quá chua dễ gây chùn rễ, teo rễ; giá thể sạch giúp phòng tránh nấm khuẩn, nấm trắng, sên, nhớt… Giúp việc phòng bệnh cho lan mùa mưa tốt hơn.
+ Nên chọn giá thể giúp thoáng rễ, thoát nước nhanh như vỏ thông, dớn vụn đá, đất nung, dớn bảng, lũa…

Phòng bệnh cho lan mùa mưa

PHÂN BÓN & THUỐC CHO LAN

+ Mùa mưa tránh bón phân giàu đạm, dù đạm giúp thân mập to, nhưng tế bào biểu bì sẽ ít đi, thành tế bào mỏng manh dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, nấm.

+ Nên bón phân giàu kali, giàu lân giúp cây cứng cáp, chống thối rễ cho lan mùa mưa; 1-2 tuần 1 lần phun luân phiên thuốc phòng nấm bệnh như Benkona, Agrifos 400, Nano Bạc (Ag, Aht), Nano Đồng, Ridomil...; đồng thời 2-3 tuần bổ sung trung vi lượng cho lan (như Cam Bi Nhật, Amino Minor,…).

Phòng bệnh cho lan mùa mưa

XỬ LÝ GIÒ LAN BỆNH – CÔN TRÙNG

+ Việc đầu tiên là cách ly giò lan bị bệnh khỏi giàn; sau khi xử lý vết bệnh, phun thuốc nên ngưng tới 1-2 ngày, ngưng bón phân để xử lý mầm bệnh triệt để; cây ổn định rồi có thể đem trở về giàn. Về thuốc chuyên trị từng bệnh, các bác vui lòng tham khảo ở các bài trước đó.

Xem thêm  VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Phòng bệnh cho lan mùa mưa

+ 2 tháng 1 lần phun phòng diệt các loại côn trùng gây hại: ruồi vàng, bọ trĩ, rệp sáp, sên nhớt, nhện đỏ, cuốn chiếu,… (Movento + Enpray; Pesieu; Vizubon; Biogol; Fendona; Moi Oc; các thuốc tự chế từ tỏi, ớt, gừng, tiêu…)

Phòng bệnh cho lan mùa mưa

Chúc các bác có giàn lan to khỏe với “phòng bệnh cho lan mùa mưa”!
Nguồn tham khảo: Dân Chơi Lan – Nguyễn Ngọc Hà

Phòng bệnh cho lan mùa mưa

Xem thêm: Kinh nghiệm chơi lan
Fanpage: Lan Việt
Kênh Youtube: Lan Việt