Vanda là một loài lan có mùi hương dịu nhẹ như mùi vani. Không được săn đón nhiều bằng các loại lan khác. Nhưng Vanda có một vẻ đẹp riêng khiến người khác nhìn vào có thể yêu từ cái nhìn đầu tiên. Trồng Vanda có dễ hay không? Xin trả lời rắng nếu biết cách chăm sóc cơ bản thì trồng lan Vanda cực kỳ đơn giản. Đối với một người mới bắt đầu chơi lan cũng có thể trồng lan Vanda một cách dễ dàng nếu thực hiện theo bài viết “Kỹ thuật chăm sóc lan Vanda cho người mới bắt đầu” dưới đây.
Lan vanda, xuất xứ từ vùng Châu Á Thái Bình Dương được chia thành 3 loại:
– Loại lá dẹp (strap-shaped leaves),
– Loại lá tròn (cylindrical or terete leaves),
– Loại lá nửa tròn nửa dẹp (semi-terete leaves).
Lan Vanda rất đẹp, hình dáng hoa vừa tròn lại vừa dày. Hoa Lan Vanda thường tươi lâu từ 4 đến 8 tuần, tuỳ theo khí hậu và giống.
Thân cao chừng 20-25 phân, lá dài 15-20 phân, 1 cành được 2 đến 3 hoa, to khoảng 2 phân, nở vào cuối mùa Xuân. Cánh hoa màu xanh đậm hơn các giống Trudelia cristata và Trudelia pumila, lưỡi hoa hình tam giác với mầu nâu sậm.
Có một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên, dài 30-40cm, rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm, có 5-8 hoa, to chừng 5-7 cm, màu vàng chanh, nở vào mùa Xuân hay đầu mùa Hạ. Hương thơm như mùi va-ni vào lúc nhá nhem tối
– Xếp hạng hương thơm của các giống lan vanda từ cao đến thấp
+ Vanda tricolor Ảnh: Bùi Xuân Đáng
+ Vanda cristata hay Trudelia cristata
+ Vanda denisoniana
+ Vanda amesiana hay Holcoglossum amesiana
+ Vanda pumila hay Trudelia pumila
+ Vanda alpina hay Trudelia alpina
Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.
Một điều mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là cặp đài hoa dưới đây cũng là một điều giúp các người mới chơi lan có thể phân biệt giống Vanda với bất cứ một giống lan nào khác. Các cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là điều đặc biệt của lan vanda vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh.
Giá thể trồng cây : vỏ cây + rêu + xơ dừa lớn
Giữ rễ trong không khí hãy đảm bảo phần gốc được thông thoáng
Mỗi năm vào mùa xuân nên thay chậu một lần để đảm sự phát triển của rễ và thân và nên sử dụng chậu là bằng đất sét để trồng lan Vanda vì không khí có thể đi qua chậu để đến với rễ lan.
Khi đã đạt được kích thước chậu tối đa, cắt các cây này để nhân giống
Độ ẩm: Cây Lan Vanda thích ở độ ẩm ban ngày vào khoảng 60% đến 70%, và ban đêm là khoảng 90% đến 95% thì cây sẽ phát triển nhanh. Nếu thiếu độ ẩm cây sẽ mau khô ở rễ và dẫn đến héo lá. Cây sẽ khó ra hoa nếu thiếu độ ẩm hoặc thiếu nước.
Tưới nước: Cây Lan Vanda rất thích nước. Vào mùa hè thì cây phát triển rất nhanh nên cần nhiều nước. Ta có thể tưới nước mỗi ngày và 2 lần một ngày mà không sợ bị thối rễ nếu cây được trồng trong rổ không có nguyên liệu. Vào mùa đông bớt tưới nước lại, chỉ cần 2 lần trong 1 tuần là đủ. Khi thấy lá nhăn và mềm tức là cây đang bị thiếu nước trầm trọng, chúng ta cần tưới nhiều hơn. Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến Lan Vanda khó có thể ra hoa.
Nên trồng lan ngoài trời nhưng che một lớp lưới chồng nắng 50-60%. Nếu lan vanda tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời sẽ dễ bị cháy lá.
Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda, phân bò khô có thể là loại phân tốt, có thể dùng thêmphân bánh dầu phộng
Phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ được chất dinh dưỡng . Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.
Lan vanda khá khỏe tuy nhiên thường hay bị một số bệnh điển hình như các loại rệp vàng tấn công. Loại rệp này thường bám vào bề mặt lá và hút hết nhựa ở lá khiến lá bị khô héo và vàng rồi chết.
Ngoài ra còn hay gặp bệnh thối đọt cũng là một loại bệnh khá nguy hiểm xảy ra ở các giống vanda. Nếu phát hiện được biểu hiện của bệnh bạn nên dùng kéo cắt loại bỏ đi và sau đó bôi vôi vào. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.
Các bài viết liên quan:
Hướng dẫn trồng lan Catlaya đơn giản
Kỹ thuật trồng lan Mokara tại nhà
Kỹ thuật trồng lan Dendrobium Nắng
Nông nghiệp Phố là nơi cung cấp đa dạng và đầy đủ các vật tư trồng lan nơi phố thị cũng như các trang trại trồng lan với dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn quốc. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc trồng lan cứ liên hệ qua trang web: nongnghieppho.vn hoặc trực tiếp qua Hotline: 0913314439 – 0901473486 để được các kỹ sư Nông nghiệp tư vấn kỹ thuật trồng lan hoàn toàn miễn phí nhé!